Tâm lý
   “Bài thuốc” chữa nói dối
 

Khi con lớn dần lên, ngoài những điều hay, bé cũng có thể "lầm đường lạc lối" học cả những điều không hay chút nào như nói dối, táy máy... Nhưng kể cả có vậy, bạn cũng không được mất niềm tin ở con mà hãy dạy cho bé hiểu.


1. Chữa "bệnh" táy máy

- Trẻ con cần được dạy về các giá trị đạo đức của hành vi. Hãy khẳng định với con bạn rằng, một người không có quyền cũng như không thể tồn tại suốt đời chỉ bằng cách lấy đi tài sản của người khác.


- Đừng đưa ra những điều luật cấm đoán một cách áp đặt mà hãy giải thích cho con hiểu vì sao mình không nên trộm đồ; giải thích cho con hiểu sự vất vả của việc làm ra tiền bạc, của cải để thấy những thứ ấy có ý nghĩa thế nào đối với người sở hữu chúng. Khi ý thức được điều này, bé sẽ tránh được những hành động sai trái. Những lời cảnh báo kiểu như "Con sẽ gặp rắc rối lớn nếu đụng vào ví tiền của người khác," cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.


- Trẻ từ 7 - 8 tuổi trở lên có thể hiểu được rằng lấy cắp bất cứ thứ gì của người khác cũng đều là hành động sai trái. Nếu con có hành động này, bạn cần nghiêm khắc yêu cầu bé trả lại món đồ và nhận lỗi chân thành.


- Bạn nên dành thời gian nói chuyện với con nhiều hơn về những quy chuẩn giá trị, những nguyên tắc cũng như những hình phạt xứng đáng liên quan đến vấn đề này, như: không được chơi máy tính trong vòng một tuần, không được đưa bạn bè về nhà, đi ngủ sớm hơn thường lệ...


Giải thích cho con hiểu vì sao tiền bạc quan trọng với người sở hữu chúng (Ảnh: Inmagine)


2. Chữa "bệnh" nói dối
- Các chuyên gia tâm lý cho biết: thông thường, chỉ những bé từ 7 tuổi trở lên mới hoàn toàn phân biệt được sự khác nhau giữa sự thật và lời nói dối. Trước độ tuổi này, hầu hết các bé đều không biết mình nói dối mà luôn nghĩ rằng điều mình tưởng tượng và nói ra là sự thật!


- Cách hiệu quả nhất để dạy con tính chân thật là hãy làm bé cảm thấy có lỗi khi nói dối - dù có vẻ nghiệt ngả, và con bạn không phải là đứa trẻ hay nói dối nhưng bạn cần phải giúp bé hiểu đó là một hành động xấu. Tuy vậy bạn cũng cần tinh tế và linh hoạt, vì có một số trường hợp, sự thật khiến bé đau lòng và khó chấp nhận nên bé mới cố lừa người khác và cả chính bản thân mình để cảm thấy tốt hơn. Khi này, bạn nên cảm thông, chia sẻ và giúp con đối diện với sự thật một cách nhẹ nhàng nhất.


- Phụ huynh nên dạy cho con mình rằng nói dối là một điều luôn cần tránh trong cuộc sống, nhưng không phải ai đã từng nói dối đều sẽ bị là người xấu cả đời. Hãy cho con cơ hội để sửa lỗi lầm của mình, cho bé thấy rằng bạn luôn bên cạnh động viên bé.


Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi con 'ứ ừ, không đâu...' (21/9)
 Học sinh lớp 1 ư? Sợ quá! (21/9)
 7 cách giúp con hình thành “niềm vui” làm bài tập về nhà (20/9)
 'Bốc hỏa' vì con, làm sao đây? (20/9)
 4 tương tác mỗi ngày giúp con thông minh hơn (20/9)
 Dạy con điều hay, ngăn chặn ngay điều dở (19/9)
 'Hóa giải' tính đố kỵ của con trẻ (19/9)
 Hé lộ bí quyết dạy con ngoan của các bà mẹ Tây (19/9)
 4 khác biệt chăm sóc giáo dục bé trai và bé gái (16/9)
 Làm gì khi trẻ hay bịa chuyện (16/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i