Tâm lý
   Khi con 'ứ ừ, không đâu...'
 

Khi trẻ lên 2, có một từ thường xuyên được sử dụng đó là ‘không!'. Thậm chí, cả những đứa trẻ vốn ngoan ngoãn bỗng trở nên ngang bướng lạ lùng.


Đôi khi, chỉ vì từ ‘không' đầy cương quyết và thái độ ương bướng của trẻ khiến cha mẹ vô cùng bức xúc, phát cáu và đánh con khiến trẻ sợ sệt rồi ngày càng trơ lì.


Vậy, các bậc phụ huynh nên làm gì trong trường hợp trẻ không nghe lời, để tránh làm trẻ tổn thương? Sử dụng nghệ thuật ‘mềm nắn rắn buông' thế nào cho thật hiệu quả?


Trước tiên, bạn cần biết rằng, khi lên 2 tuổi, trẻ muốn thể hiện cái TÔI cá nhân, muốn được làm ‘rốn' của vũ trụ. Do đó, trẻ nói ‘không' và tỏ ra ương ngạnh như cảm giác tự chủ - phản xạ hoàn toàn tự nhiên. Chính vì vậy, bạn có thể khéo léo ‘dẫn dụ' trẻ nói ‘có' thay vì nói ‘không' nếu bạn nắm bắt được tâm lý con trẻ.


Trẻ lên 2 tuổi bắt đầu ương bướng và thường không nghe lời cha mẹ. (Ảnh minh họa).


1. Đi đường vòng và kiên nhẫn chờ

Khi bạn nói với con: "Con gái, đến giờ chúng ta đến nhà ông bà rồi" - "Không, không đâu", bé trả lời. Thay vì cao giọng, cáu kỉnh và ép buộc con cùng đi ‘Nhanh lên, con phải đi', khiến bé hậm hực nghe lời, thì bạn nên nói ‘Nhà ông bà hôm nay vui lắm!'. Câu nói mang tính gợi mở của bạn sẽ kích thích trí tò mò của con, khiến trẻ hứng thú và trở nên ngoan ngoãn hơn. Hoặc, đôi khi trẻ trả lời theo phản xạ bản năng, vì vậy, bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ thêm một chút thời gian và nhắc lại yêu cầu của mình là được.


2. Dùng chiêu 'gậy ông đập lưng ông'
Khi con nói 'không' và phủ định hoàn toàn ý kiến của bạn, ví dụ như bạn dạy con: "Đây là màu đỏ" - "Không, đây là màu xanh chứ", rất có thể trẻ sẽ phản kháng như vậy. Thay vì phân bua với con "Màu đỏ, đó là màu đỏ", bạn nên dùng chính chiêu 'gậy ông đập lưng ông' để trị con. 'Ừ, con yêu, đây không phải màu xanh, cũng không phải màu đỏ mà đó là màu vàng', đồng thời tỏ thái độ cho con thấy là con đã sai. Trước thái độ của bạn, bé sẽ nhanh chóng phản ứng 'Là màu đỏ chứ mẹ' và bạn thành công.


3. Cương quyết
Trong trường hợp, con bạn vẫn ngoan cố thì bạn phải tỏ ra thật cương quyết và cứng rắn, để trẻ biết rằng có những chuyện hoàn toàn nghiêm túc và chúng phải nghe theo. Ví dụ, bạn dạy con tuyệt đối không được sờ tay vào ổ cắm điện, leo trèo cạnh cửa sổ hay là buông tay mẹ ra trong khi đi trên đường phố... Nếu đứa trẻ bướng bỉnh trong những lúc như vậy, bạn có thể im lặng kéo con ra chỗ khác mà không cần mềm mỏng hay giải thích gì. Cứ để trẻ hờn khóc một lúc, rồi giải thích lần nữa cho con tại sao không nên làm thế.


Đôi khi bạn cũng có thể 'thưởng' cho trẻ một trận đòn để dạy trẻ rằng có những việc chúng cần phải nghe lời. Nhưng, bạn không được quá 'lạm dụng' đòn roi, dễ khiến trẻ ngày càng trơ và không nghe lời.


Theo Eva.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Học sinh lớp 1 ư? Sợ quá! (21/9)
 7 cách giúp con hình thành “niềm vui” làm bài tập về nhà (20/9)
 'Bốc hỏa' vì con, làm sao đây? (20/9)
 4 tương tác mỗi ngày giúp con thông minh hơn (20/9)
 Dạy con điều hay, ngăn chặn ngay điều dở (19/9)
 'Hóa giải' tính đố kỵ của con trẻ (19/9)
 Hé lộ bí quyết dạy con ngoan của các bà mẹ Tây (19/9)
 4 khác biệt chăm sóc giáo dục bé trai và bé gái (16/9)
 Làm gì khi trẻ hay bịa chuyện (16/9)
 10 khám phá thú vị về trẻ mới biết đi (12- 17 tháng tuổi) (16/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i