Hình thành khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo
Vũ Thị Ngân – Trường CĐSPMG TW3
Khái quát hoá là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển năng lực trí tuệ của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Hình thành khả năng khái quát hoá cho trẻ em mẫu giáo như thế nào ? Đây là những vấn đề cần được tìm hiểu và làm sáng tỏ trong lý luật và thực tiễn giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
1. Về khái quát hóa
Trong tâm lý học, khái quát hóa được xác định là một quá tình tư duy mà ở đó con người dùng trí óc để liên kết nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung nhưng thộc tính, mối quan hệ… nhất định vào một nhóm, một (1). Hoạt động khái quát hóa có sản phẩm là các khái niệm (hay từ ngữ) và phân loại.
Có hai loại khái quát hóa:
- Một là khái quát hóa kinh nghiệm giúp cá nhân tiếp thu các khái niệm sơ đẳng và được thực hiện thông qua so sánh để tách ra các mối quan huệ chung, giống nhau của sự vật hiện tượng.
- Hai là khái quát hóa lý luật (hay khái quát hóa nội dung) để tiếp thu các khái niệm khoa học được thực hiện thông qua phân tích để tách ra các tính chất bản chất, các mối quan huệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng (4, 6) khái niệm là một hình thức phản ánh khách quan trong tư duy. Khái niệm với tư cách là sản phẩm. Tâm lý (của hành động tư duy khái quát hóa), có hình thức tồn tại bên ngoài (vật chất hay mô hình ký hiệu) và hình thức tồn tại bên trong, ẩn đằng ( đó là nội dung của khái niệm, là cấu trúc, là mối quan hệ logic của sự vật, hiện tượng khách quan ).
Cả hai hình thức này đều được xác định bởi một chuỗi thao tác liên tiếp nhau, gọi là logic của khái niệm chung chỉ nhóm, loại hay loài, hay chủng loại của các sinh vật sống, của các sự vật và hiện tượng v.v… và có khái niệm đơn lẻ về những sự vật hiện tượng cụ thể, riêng lẻ về con vật (con chó đốm hay con cá vàng cá chép), đồ vật (cái ly, cái ghế)v.v… Khái niệm bao giờ cũng có mối liên hệ với sự vật và hiện tượng xung quanh và với những khái niệm khác
Khái quát hoá là hành động tư duy dùng để liên kết, sắp xếp các sự hiện tượng cùng loài, cùng nhóm có thuộc tính chung, có cấu trúc chung. Hành động khái quát hóa có sản phẩm là các khái niệm hay, từ ngữ; khái niệm với tư cách là sàn phẩm tâm lý, có hình thức tồn tại bên ngoài và hình thức tồn tại bên trong. Trong hệ thống khái quát, tùy theo các mức độ t rừu t ượng, khái niệm đ ược phân loại và sắp xếp theo hệ thống. Mỗi một khái niệm bao giờ cũng có liên hệ với sự vật và hiện tượng xung quanh và với những khái niệm khác.
2. Khả năng khái quát hoá của trẻ mẫu giáo
Những nghiên cứu về tư duy và khái quát hóa của trẻ mầm non cho thấy rằng:ở trẻ em từ 2-3 tuổi đã hình thành hành động khái quát hóa, lĩnh hội và sử dụng các từ ngữ, khái niệm ( mặc dù còn rất đơn giản ) về các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Khái quát hoá của trẻ được hình thành trong quá trình hành động với các đồ vật, hiện tượng và lĩnh hội ý nghĩa từ ngữ, khái niệm dùng để biểu đạt chúng trong khi giao tiếp và hoạt động chung cùng với người lớn, đặt biệt là trong quá trình giáo dưỡng cho các trường mầm non.
Khi cho trẻ em làm quen với các đồ vật ( thìa, ly uống nước giày dép v .v… ), giáo viên hình thành cho trẻ phân biệt năng lực và trừu xuất những cấu trúc hình dạng, đặc điểm, chức năng giống nhau, tương tự như nhau của đồ vật đồ chơi và dựa vào đó để xếp thành nhóm thành loại và gọi tên, và đặt tên cho chúng (5). Từ ngữ bây giờ là khái niệm của các sự vật, nó chứa đựng cấu trúc hệ thống các yếu tố chức năng, đặc điểm chung và bản chất của một loạt sự vật hay hiện tượng.
Ở tuổi nhà trẻ, trẻ có thể lĩnh hội nội dung, nghĩa của từ ngữ và khái niệm về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh có chung những cấu trúc (cái bàn, cái ghế, xe ô tô, con cá, con gà…) dưới sự hướng dẫn của người lớn, trong các giờ hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Ăn, ngủ, vệ sinh, giao tiếp, chơi - tập hàng ngày…
Đến tuổi mẫu giáo năng lực tư duy trực quan hình ảnh và ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tư duy trực quan sơ đồ, khả năng thực hiện hanhd động khái quát hóa, trừu tượng hóa và lĩnh hội khái niệm về sự vật, hiện tượng xung quanh của trẻ ngày càng được nâng cao (nhanh, nhạy hơn) được mở rộng hơn, phong phú hơn, phức tạp hơn. Trẻ có thể khái quát hóa và lĩnh hội những khái niệm trên cơ sở những trừu xuất cấu trúc, mối quan hệ chung, tương tự hay giống nhau và cả mối quan hệ bên trong, bản chất của một loại, một nhóm sự vật và hiện tượng xung quanh (những con vật nuôi, 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đẻ trứng, hình tam giác, hình vuông, số lượng…).
Các kết quả nghiên cứu về tư duy và khái quát hoá cao lĩnh hội từ ngữ - khái niệm ở trẻ mầm non của P.La.Ganpêrin, L.Ph.Obukhôva đã chứng minh được khả năng khái quát hoá và lĩnh hội hệ thống khái niệm dựa trên quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng xung quanh ở trẻ mẫu giáo. Thực nghiệm hình thành hành động khái quát hoá lĩnh hội các khái niệm theo các giai đoạn hình thành hành động trí tuệ đã chỉ ra rằng trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi dễ dàng phân chia nhóm, loại và hiểu các từ ngữ, khái niệm về lớp, về loài, về dạng của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội ở xung quanh như: loài “chim”, “cá”, “phương tiện giao thông”, “dụng cụ vẽ, nặn”, “đồ chơi”, “đồ vật sử dụng trong ăn, uống, học ngủ, đồ để đựng, để đi lại…”…, hay những biểu tượng khái niệm về tập hợp, số lượng từ 1 – 10; về các chữ số từ 1 – 10, về hình dạng (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…); về kích thước, về định hướng không gian, thời gian… Và trẻ mẫu giáo không những có khả năng khái quát hoá lĩnh hội khái niệm, mà còn có khả năng sử dụng chúng để chứng minh, để giải thích, giảng giải và để đánh giá các thuộc tính của sự vật và hiện tượng. (4) Tuy nhiên sự phát triển khả năng khái quát hoá và lĩnh hội những từ ngữ, khái niệm của trẻ mẫu giáo cần phải có những điều kiện và phương pháp hình thành các khái niệm và phát triển khả năng khái quát hoá cho trẻ mẫu giáo.
3. Phương pháp phát triển khả năng khái quát hoá lĩnh hội khái niệm của trẻ mẫu giáo
Các kết quả nghiên cứu theo quan điểm hoạt động cảu L.X.Vưgôtxki, P.La.Ganpêrin, Đ.B.Encônhin, V.V. Đavưđôv, A.V.Daparôgiet, A.A.Liublinxcaia, N.F.Talưgina… cho thấy rằng các khái niệm, từ ngữ không được lĩnh hội một cách có sẵn, mà nó là kết quả thực hiện các hành động khái quát hoá của trẻ hướng tới nhận thức các đối tượng (sự vật, hiện tượng xung quanh).
Các khái niệm là sự thể hiện năng lực của con người, hình thành trong quá trình phát triển của thực tiễn xã hội, nhưng chúng không trực tiếp được mang sẵn đến cho chủ thể mà thể hiện như một bài tập, một nhiệm vụ, đòi hỏi chủ thể phải thực hiện một hoạt động thực tiễn hay nhận thức tương ứng để biến năng lực đó thành năng lực của chính mình. Những hành động tâm lý của chủ thể thâm nhập vào đối tượng là điều kiện tiên quyết để hình thành khái niệm về đối tượng đó. Mặt khác, hành động của chủ thể phải phù hợp với logic của đối tượng. Nếu nhìn đối tượng trên quan điểm logic hình thức, tức là xét khái niệm theo các dấu hiệu bề ngoài, con người chỉ dùng những hành động khái quát hoá trên cơ sở so sánh, trừu xuất những dấu hiệu giống nhau. Nếu nhìn đối tượng trên quan điểm logic biện chứng, tức là xét khái niệm theo cấu trúc nội tại của nó, phù hợp với nó thì phải cần đến các hành động khái quát hoá trên cơ sở phân tích, mô hình hoá, ký hiệu hoá những quan hệ bên trong, bản chất…
Như vậy, hành động là phương thức tồn tại của khái niệm. Nói cách khác, khái niệm có bản chất hành động. Khi đã nắm được bản chất của đối tượng (tức nắm được khái niệm) thì đồng thời tạo được trogn tư duy sự thống nhất giữa đối tượng và thuật ngữ, ký hiệu. Lúc đó thuật ngữ là công cụ quan trọng để con người nhận thức thế giới bằng tư duy ngôn ngữ - tư duy bằng hình thức khái niệm, và hành động với khái niệm về đối tượng tức là hành động với các đối tượng được phản ánh trong khái niệm (tương tự như vậy, lập luận là đem đối chiếu các đối tượng đang được đề cập tới, các thuộc tính và quan hệ của chúng…). Trong mối quan hệ với chủ thể, đối tượng là một thực thể luôn vận động và phát triển. Trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đánh dấu một trình độ phát triển mới của đối tượng làm nên sự phát triển mới của đối tượng làm nên sự phát triển của chủ thể và ngược lại. Khi đang hình thành, khái niệm là mục đích của hoạt động nhận thức. Nhưng khi đã được hình thành, khái niệm trở thành công cụ của hoạt động nhận thức, thực tiễn. Từ lúc trẻ bắt đầu học phổ thông thì hình thức tư duy mới cần phải hình thành là tư duy ngôn ngữ lấy khái niệm làm công cụ.
Nghiên cứu cơ chế tâm lý của hành động khái quát hoá cho thấy: mức độ hình thành khả năng khái quát hoá kinh nghiệm hay khái quát hoá lý luận (nội dung) ở trẻ phụ thuộc vào nội dung định hướng mà trẻ lấy làm cơ sở thực hiện hành động khái quát hoá từ góc độ của khái niệm nào đó và đây là một quy luật. Việc hướng dẫn cho trẻ khái quát hoá và lĩnh hội khái niệm trước hết là phải trải logic của sự vật ra bên ngoài tư duy, một cách thực tiễn, vật chất và cảm tính. Đến nội dung từ ngữ, khái niệm cần hình thành đã được tạo ra ở bên ngoài. Chính ở đây trẻ sẽ mầy mò, lắp ráp, tháo bỏ, chuyển dịch… các yếu tố làm nên logic ấy. Bằng cách ấy trẻ nắm được logic của sự vật một cách thực tiễn. Đây là việc cực kỳ khó khăn và vô cùng quan trọng. Nếu cô giáo mẫu giáo không làm được việc này, thì khái niệm, từ ngữ có ở trẻ chỉ là ngẫu nhiên, là trống rỗng, trẻ không hiểu ý nghĩa nội dung của chúng và sử dụng chúng sẽ gặp khó khăn. Tiếp theo cô giáo hướng dẫn trẻ khái quát hoá dựa vào biểu tượng chung và khái niệm bằng một số việc làm như lập luận, mô tả, kể lại, so sánh giải thích, đánh giá… Những việc làm này vẫn một chất liệu như việc làm đầu tiên, nhưng có hình thức khác nhau. Những hình thức này nói lên sự khác nhau về mặt tâm lý (trong khi đó không hề có biến động về mặt logic) của tiến trình hình thành khái niệm. Sau khi làm xong các bước ấy khái niệm được hình thành ở trong trẻ.
Như vậy:
Muốn truyền thụ các khái quát: các khái niệm hay từ ngữ các cấu trúc của nhóm, của loại từ hoặc của dạng nào đó cho trẻ giáo viên phải tổ chức hành động của trẻ tác động vào sự vật hiện tượng theo logic của khái niệm, mà trước đây đã được con người phát hiện ra. Phải lấy hành động khái quát hoá của trẻ làm cơ sở. Hành động tâm lý khái quát hoá dù mang tính chủ quan đến đâu cũng vẫn phải liên hệ nội tại với logic của sự vật, hiện tượng và cùng phát triển với nó.
Mức độ hình thành khả năng khái quát hoá kinh nghiệm hay khái quát hoá lý luận ở trẻ phụ thuộc vào nội dung hành động định hướng, mà trẻ lấy làm cơ sở để khái quát hoá từ góc độ của một khái niệm nào đó. Cần hình thành các loại hành động khái quát hoá bên ngoài (với các đối tượng vật chất) và bên trong (với mô hình, từ ngữ, khái niệm). Hình thành khái quát hoá giúp trẻ lĩnh hội hệ thống khái niệm: cụ thể đơn lẻ đến khái niệm chung và từ khái niệm chung đến cụ thể, đơn lẻ; từ nhận thức chưa rõ (mù mờ), chưa chính xác, chưa ý thức đầy đủ về nội dung của các khái quát, khái niệm đến ý thức hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn…
Quá trình hình thành hành động khái quát hoá lĩnh hội khái niệm của trẻ MN là một quá trình phức tạp, được diễn ra trong hoạt động tích cực của trẻ cùng với cô giáo và với bạn bè ở trường mầm non.
Ví dụ về việc đưa (trải) logic sự vật ra bên ngoài tư duy
Để giúp trẻ hiểu và lĩnh hội mối quan hệ của màu sắc bên ngoài của con vật với môi trường sống: sự giống nhau của màu da của con vật sống ở lá cây, thân cây… nhằm tự bảo vệ, cô giáo có thể cho trẻ hành động với mô hình tranh nền và các tranh màu khác nhau giúp trẻ hiểu tranh nền màu đỏ thì tranh rời màu đỏ xếp vào sẽ khó nhìn thấy, nếu xếp tranh màu vàng, màu xanh thì dễ phát hiện thấy…
Theo tạp chí Giáo dục mầm non.