TP.HCM hiện nay có tổng cộng 696 trường mầm non, trong đó, có 407 trường công lập, 289 trường dân lập và 960 nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư thục. Hiện vẫn còn 12 phường còn trắng trường mầm non công lập nên các trường dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình gánh phần lớn nhu cầu gửi trẻ ở những địa phương này.
TP.HCM hiện nay có tổng cộng 696 trường mầm non, trong đó, có 407 trường công lập, 289 trường dân lập và 960 nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư thục. Hiện vẫn còn 12 phường còn trắng trường mầm non công lập nên các trường dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình gánh phần lớn nhu cầu gửi trẻ ở những địa phương này.
Hiện nay giáo viên mầm non trình độ ĐH-CĐ mới ra trường có mức lương 1,5-2 triệu đồng/tháng (ảnh: SGGP)
Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất lại là số lượng giáo viên còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Theo quy định, mỗi lớp chỉ có từ 30 đến 35 trẻ nhưng các trường phải nâng số lượng trẻ lên mới đáp ứng được nhu cầu xã hội và cũng để trang trải chi phí hoạt động. Các trường công lập thường có sĩ số rất cao từ 40 đến 60 trẻ/lớp tùy khu vực, trung bình một giáo viên mầm non hiện phải đảm đương việc chăm sóc cho hơn 20 trẻ. Cũng do thiếu giáo viên trầm trọng nên nhiều trường tư buộc phải sử dụng những giáo viên chỉ qua các lớp đào tạo cấp tốc hoặc có nơi sử dụng người chưa qua đào tạo. Cụ thể là hiện nay có 2.398 bảo mẫu đang làm việc thay thế giáo viên ở khu vực mầm non tư thục, khó đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa bày tỏ:
TP.HCM đã xác định là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Về cơ sở vật chất, TP sẽ xây mới 760 phòng học, ưu tiên cho 12 phường trắng trường mầm non công lập và các khu công nghiệp-khu chế xuất cũng như xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở 6 xã nông thôn mới. Nhưng vấn đề đáng lo nhất là nguồn giáo viên nuôi dạy trẻ, làm sao đào tạo kịp 4.067 giáo viên mầm non đến năm 2015. Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP cho biết:
Để có đủ giáo viên, trước mắt, TP tiếp tục đẩy mạnh các khoá đào tạo vừa học vừa làm tại địa phương. Sở GD - ĐT phối hợp với các trường sư phạm mở hết tốc lực đào tạo, song song đó thu hút tất cả giáo sinh tỉnh về dạy ở khu vực mầm non tư thục và các huyện ngoại thành. Ngoài ra, mỗi trường THPT tổ chức kết nghĩa với ít nhất 1 trường mầm non trên địa bàn quận, huyện, qua đó nữ sinh lớp 11, 12 được làm quen với môi trường mầm non, nếu em nào yêu thích nghề sư phạm thì sẽ đăng kí dự thi.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT TP cho biết trong kì thi ĐH-CĐ năm nay, nhóm ngành kinh tế vẫn được học sinh ưa chuộng, trong lúc nhóm ngành sư phạm rất ít hồ sơ. Theo cô Phương Thảo, giáo viên một trường mầm non ở Q.12 thì thu nhập thấp cũng là nguyên nhân khiến học sinh không mặn mà với ngành sư phạm mầm non. Hiện nay giáo viên mầm non trình độ ĐH-CĐ mới ra trường có mức lương 1,5-2 triệu đồng/tháng. Giáo viên trình độ trung cấp mới ra trường thu nhập còn thấp hơn:
Thêm vào đó, những áp lực từ công việc hàng ngày khiến nhiều giáo viên căng thẳng. Lớp đông trẻ nhưng một giáo viên mầm non phải làm việc 10-12 tiếng/ngày. Ban ngày chăm sóc trẻ, tối về lo soạn giáo án, cả tuần cô đã mệt rã rời vẫn tiếp tục học nâng chuẩn để đạt trình độ đại học vào thứ bảy và chủ nhật mỗi tuần. Khi chẳng may trẻ bị trầy xước, biếng ăn, khóc nhè..., phụ huynh cũng... "bắt đền" cô giáo.
Về lâu dài, nếu không có chính sách cải thiện thu nhập thì tình trạng thiếu giáo viên mầm non sẽ còn kéo dài. Bà Chung Bích Phượng, Phó phòng GD - ĐT Q.Tân Phú nêu ý kiến: "Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo thông tư về chế độ làm việc của giáo viên mầm non, theo đó định mức giờ dạy đối với giáo viên mầm non dạy các lớp học 2 buổi/ngày là 6 giờ/người/ngày. Như vậy, thời gian còn lại, giáo viên chăm sóc trẻ thì được tính phí làm thêm giờ hoặc dành để soạn giáo án, tìm ra những ý tưởng mới:
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Minh Loan, Trưởng phòng GD - ĐT Q.9 thì các trường công lập cần chính sách cho phép mở thêm các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh như giữ trẻ ngoài giờ hành chính, bồi dưỡng giáo viên để đứng ra dạy tiếng Anh, các môn thể thao, nghệ thuật... thì đời sống giáo viên sẽ được cải thiện:
Trong điều kiện công việc vất vả cộng với thù lao thấp thì nhiều giáo viên yêu nghề, yêu trẻ phải rất chật vật mới trụ được với nghề và các trường sư phạm khó thu hút thí sinh giỏi vào học ngành giáo dục mầm non. Thiết nghĩ giáo viên mầm non cần được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư xứng đáng từ các cấp quản lí, PHHS... để cải thiện đời sống, góp phần làm vững chắc ngành học này.
Theo VOH