Tâm lý
   Khi con gặp biến cố
 

Người lớn, khi gặp biến cố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và không dễ dàng vượt qua nếu không có sự can thiệp của các chuyên viên, bác sĩ tâm lý.

Sự trầm cảm này với trẻ em càng nặng nề do trẻ chưa đủ kinh nghiệm sống, bản lĩnh và khả năng thích ứng, đối phó với những biến cố xảy ra trong cuộc sống.

Vì thế, vai trò của người lớn trong việc giúp con vượt qua biến cố rất quan trọng. Theo các chuyên gia: Đó là trạng thái tâm lý rối loạn thích ứng trước những thay đổi đột ngột của cuộc sống. Khi gặp sự cố, sự rối loạn thích ứng sẽ khiến trẻ có những cảm xúc, hành vi khác thường, thậm chí có những thay đổi hoàn toàn khác trong ứng xử, hành vi và cảm xúc.

Tùy theo mức độ và lứa tuổi, trẻ bị rối loạn thích ứng sẽ có các biểu hiện: Buồn bã, không thích giao tiếp, căng thẳng, hay cáu gắt, giận dữ. Ở trẻ nhỏ có thể có thêm những biểu hiện khác như khóc nhiều, khó ngủ, mơ thấy ác mộng... Trẻ lớn hơn sẽ trở nên bướng bỉnh, khó bảo, không thích sống theo quy củ, nền nếp, chán học, đánh bạn...

Cá biệt, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 đã từng can thiệp cho một trường hợp trẻ trầm cảm sau khi gia đình xảy ra biến cố: Trẻ không bao giờ có cảm giác no khi ăn. Từ một trẻ bình thường, bé bị béo phì chỉ trong hai tháng. Nhiều BS thần kinh và chuyên gia khẳng định: Trẻ gặp biến cố, dù nhỏ nhưng nếu không được quan tâm, hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần kịp thời, cũng dễ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý và dẫn đến trầm cảm. Nguy cơ tự tử rất cao với những trẻ bị trầm cảm kéo dài.

Việc giải thích những biến cố cho trẻ, theo các chuyên gia cũng không thể qua loa, lấy lệ hoặc giải thích theo suy nghĩ, cảm nhận của người lớn. Cha mẹ cần tìm cách giải thích đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trẻ.

Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau và không ai có thể hiểu con bằng chính cha mẹ. Cũng như người lớn, sức chịu đựng và ứng phó của mỗi trẻ tùy thuộc vào thể chất, cảm xúc, sức chịu đựng của trẻ.

Do vậy, cha mẹ cần có thời gian gần gũi và hiểu cá tính, tâm lý, cảm xúc của con để có những can thiệp, hỗ trợ kịp thời và thích hợp khi trẻ phải đối mặt với biến cố. Ngoài việc dành nhiều thời gian trò chuyện, an ủi con, cha mẹ có thể phối hợp thêm với các chuyên gia tâm lý để tư vấn và hỗ trợ cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ niềm tin vào cuộc sống, giúp con cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ, cho dù có bất kỳ biến cố nào xảy ra.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con đến những hoạt động thể chất lành mạnh, tham gia sinh hoạt đội nhóm, sinh hoạt cộng đồng để trẻ có thêm nhiều thời gian giao tiếp với bạn bè, giải tỏa căng thẳng, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.

Theo lamchame

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 'Chinh phục' tính xấu ở bé 1-2 tuổi (12/11)
 Dạy con biết quan tâm - Phần 1 (11/11)
 Giúp trẻ quản lý tiền và học cách chờ đợi (11/11)
 Mẹ ơi, con sợ! - Phần 2 (11/11)
 Chọn sách phù hợp cho bé mầm non (11/11)
 Dạy bé lòng biết ơn (10/11)
 Học cách nhìn từ mắt trẻ (10/11)
 Chơi với con đúng cách (10/11)
 Mẹ kể chuyện, con học được gì? - Phần 1 (9/11)
 Giúp trẻ không sợ bóng tối (8/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i