Tâm lý
   Học cách nhìn từ mắt trẻ
 

Trẻ đến độ tuổi đi học, cũng là lúc nhận thức và thế giới quan của chúng phát triển lên một bước, và các bậc cha mẹ không thể tiếp tục áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý mầm non, để trở thành những "người lớn" mẫu mực trong giai đoạn này, cha mẹ phải nhìn mọi vấn đề từ góc độ tâm lý trẻ.

Thỏa hiệp sẽ khiến trẻ càng khó bảo (ảnh minh hoạ)

Không "thỏa hiệp" với con. Mỗi đứa trẻ đến tuổi đi học đều biết khá rõ rằng yêu cầu của mình có hợp lý hay không, và việc gào khóc đôi khi chỉ nhằm thăm dò lòng kiên nhẫn của bố mẹ. Nếu nhanh chóng thỏa hiệp, chúng sẽ ngày càng lấn tới.

Hãy giữ thái độ công bằng với con, điều đó làm con thấy an toàn. Việc giữ thái độ công bằng, đối xử với trẻ như với người khác, khiến trẻ hiểu rằng mình sẽ được biểu dương khi làm việc tốt và bị phê bình khi làm việc xấu, thế nào thì được và thế nào không được, từ đó sinh ra cảm giác an toàn.

Nếu có thể, đừng mắng mỏ con trước mặt người khác, con sẽ cảm thấy bị sỉ nhục và ngấm ngầm chống lại bố mẹ. Hãy nhắc nhở con ở chỗ riêng tư, hiệu quả sẽ tốt hơn vì trẻ cũng có lòng tự trọng. Mặt khác, không nên khiến trẻ cảm thấy mắc sai lầm là phạm tội, nó sẽ khiến trẻ mất dần hy vọng vào cuộc sống.

Đừng bảo vệ trẻ một cách quá đáng, sợ trẻ không thể gánh chịu nổi "hậu quả". Nhiều lúc, trẻ cần phải nếm mùi gian khổ để được rèn luyện nhiều hơn. Bảo vệ quá nhiều sẽ khiến trẻ không thể lớn lên.

Đừng vội vàng hứa với con trẻ, nếu không thực hiện được, trẻ sẽ rất thất vọng và dần dần mất lòng tin vào người lớn.

Đừng quá kỳ vọng vào sự thành thực của con, con sẽ dễ dàng vì sợ làm bố mẹ thất vọng mà nói dối. Ở lứa tuổi này, việc trẻ nói dối không phải quá nghiêm trọng, hãy tìm nguyên nhân của việc đó và giải quyết theo gốc rễ vấn đề.

Chú ý không để "tiền hậu bất nhất" trong giáo dục. Trí nhớ của trẻ rất tốt, nếu bố mẹ sáng nóng chiều lạnh, sẽ khiến trẻ nghi hoặc, dần dần mất đi sự tin tưởng.

Khi con sợ hãi, bố mẹ đừng tỏ ra thấy chúng nực cười hoặc ngốc nghếch. Có những thứ người lớn không thấy sợ, nhưng lại gây ra nỗi khủng khiếp với trẻ con. Nên nhận biết cảm giác của trẻ, cố gắng hóa giải nỗi sợ và làm cho chúng biết rằng đã có bố mẹ bảo vệ.

Không nên khiến trẻ tin rằng bạn luôn luôn đúng, luôn luôn hoàn hảo. Chúng sẽ bị bất ngờ và thất vọng ghê gớm khi thấy sự thực không phải vậy.

Hãy biết cảm ơn và xin lỗi. Đừng nghĩ việc phải xin lỗi trẻ là mất đi sự tôn nghiêm của người lớn. Một lời xin lỗi chân thành sẽ khiến trẻ càng gần gũi hơn, càng tôn trọng bố mẹ hơn.

Theo ANTĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chơi với con đúng cách (10/11)
 Mẹ kể chuyện, con học được gì? - Phần 1 (9/11)
 Giúp trẻ không sợ bóng tối (8/11)
 Tế nhị trước mặt con trẻ (8/11)
 Phát triển tính tự tin cho trẻ (8/11)
 Những cách hạn chế thời lượng chơi game của trẻ (8/11)
 Đem hạnh phúc đến cho con (5/11)
 Nỗi lo con một (5/11)
 Chớ nên coi thường khi trẻ quá hiếu động (5/11)
 Con nghiện tivi và internet quá mức (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i