Tâm lý
   Phát triển tính tự tin cho trẻ
 

Theo PGS.Ts Nguyễn Công Khanh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Chuyên gia về tâm lý trẻ em cho biết: Phần lớn các bậc phụ huynh là mong muốn con luôn hạnh phúc, học giỏi. Trong đó yếu tố tự tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của trẻ sau này.

● Tại sao một số trẻ lại thiếu tự tin?
- Một phần do trẻ không tin tưởng vào bản thân mình sợ sai, sợ mình không làm được, sợ bị mắng... hay tâm lý e dè, nhút nhát.

- Do cha mẹ hay người lớn thường đánh giá thấp khả năng của trẻ, thường chê bai, không tin rằng trẻ có thể làm được? Ví dụ: Khi trẻ tự lấy nước uống thường cha mẹ hay cho rằng: 'Con không làm được đâu để mẹ lấy cho, con mà làm là vỡ đó', khiến trẻ nghĩ là mình không làm được điều này đã ngăn cản, không tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thực hành.

- Người lớn không yêu cầu cao, không giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo đó là sai lầm đáng trách của người lớn. Điều này đã ngăn trở nỗ lực tìm kiếm phát hiện giá trị của bản thân trẻ. Vì khi giao những công việc không thích thú, trẻ thất bại dẫn đến tâm lý lần sau trẻ chán.

- Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tương tác nhóm là nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin vào bản thân. Đây là lý do giải thích tại sao ở nhà trẻ tự tin chủ động nhưng đến môi trường lạ trẻ tỏ ra nhút nhát thụ động, kém tự tin.

● Nguyên tắc giúp trẻ tăng sự tự tin?
- Thường xuyên giao cho trẻ công việc vừa sức để trẻ có sự thành công kết hợp với sự khen ngợi, động viên khuyến khích đúng lúc giúp trẻ hình thành tính tự tin, chủ động. Ví dụ: Trẻ tự xúc được thức ăn, tuy có rơi vãi nhưng hãy khen: 'Con mẹ hôm nay giỏi quá!' Trẻ rất vui sướng và lần sau trẻ thích tự mình xúc cơm. Trẻ tự cảm thấy mình cũng làm được việc mà người lớn vẫn hay làm.

- Hãy mở cánh cửa cho trẻ khám phá thế giới xung quanh, không nên ngăn cản. Chỉ những trò chơi nguy hiểm thì ngăn cản, ví dụ: Con đừng chơi gần phích nước, đừng ném cát vào mắt người khác...còn hãy cho trẻ chơi thoải mái để trẻ có cơ hội phát triển khả năng của mình.

● Làm thế nào để nuôi dưỡng phát triển tính tự tin?
- Dạy cho trẻ kỹ năng tự phục vụ mình, luôn tin tưởng trẻ có thể làm được. Ví dụ: Tự xúc ăn, tự đánh răng, tự mặc quần áo, cất đồ chơi...

- Cho bé cùng làm, tìm mọi cách cho trẻ trải nghiệm, khám phá, thể hiện và tương tác. Hãy cho trẻ tiếp xúc càng sớm càng tốt. Ví dụ: Khi giặt quần áo hãy cho bé cùng tham gia cùng như nhờ bé cởi áo con búp bê ra để giặt, khi cho quần áo vào chậu xà phòng, trẻ khám phá, quan sát và thấy sao có nhiều bọt thế từ đó người lớn có cơ hội giải thích, trẻ thấy rất thú vị.

- Khen trẻ mỗi khi trẻ có hành vi tốt, ví dụ: Thấy mẹ đau đầu bé biết lấy dầu xoa cho mẹ. Hay đồ chơi của bạn bỏ quên bé biết mang trả lại, giải thích cho con rằng khi con làm điều tốt thì mẹ rất vui.

- Động viên, khích lệ trẻ. Nếu trẻ sợ học hãy đóng vai mẹ là học sinh còn con là cô giáo dạy cho mẹ. Bạn sẽ thấy trẻ tỏ ra thích thú, tự tin hơn và dần dần cảm giác sợ học sẽ không còn nữa.

- Hãy nói với con: 'Con chưa làm được đâu' không nên nói 'Con không làm được đâu' như vậy trẻ nghĩ mình không làm được, làm mất sự tự tin của con.

- Học cách chơi với con, vì các trò chơi giúp trẻ tăng tính quan sát, sự tự tin. Các trò chơi như: Vẽ trền nền nhà, thi chạy, thi vẽ, đọc truyện, thi hát...rất tốt cho trẻ.

● Các hoạt động giúp rèn luyện tính tự tin?
- Các hoạt động tạo hình (vẽ tranh, tô tượng, xé dán, xếp hình...)
- Các hoạt động múa hát
- Các hoạt động kể chuyện
- Các hoạt động dã ngoại
- Các trò chơi tập thể, xử lý tình huống...đòi hỏi sự tương tác nhóm
- Các hoạt động rèn kỹ năng: giải quyết vấn đề, thuyết trình...

Theo VZone

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách hạn chế thời lượng chơi game của trẻ (8/11)
 Đem hạnh phúc đến cho con (5/11)
 Nỗi lo con một (5/11)
 Chớ nên coi thường khi trẻ quá hiếu động (5/11)
 Con nghiện tivi và internet quá mức (5/11)
 9 lời khuyên của mẹ dành cho con gái (4/11)
 Khi con chán học (4/11)
 Rèn kỹ năng sống từ việc nội trợ (4/11)
 Cha mẹ là người bạn của con! (3/11)
 Làm gì khi con nói bậy - Phần cuối (3/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i