Tâm lý
   Giúp trẻ quản lý tiền và học cách chờ đợi
 

Liz Davidson - Tổng Giám đốc hãng Financial Finesse, chuyên gia lĩnh vực giáo dục tài chính cho các nhân viên của các công ty Mỹ - sẽ cho bạn những lời khuyên về việc giúp trẻ quản lý tiền như thế nào.

Dấu hiệu tốt nhất về sự thành công trong tương lai tài chính của con bạn không phải là kết quả các bài kiểm tra trình độ học vấn hay chỉ số IQ, mà là trẻ có thể kiềm chế được bao lâu trước một viên kẹo?

Nhà nghiên cứu Walter Michelle của đại học Stanford (Mỹ) bắt đầu khám phá vấn đề này từ những năm 1960. Ông nghiên cứu khả năng chịu đựng của một đứa trẻ 4 tuổi trước việc thèm thuồng muốn ăn một chiếc kẹo ngọt. Những người cùng làm khảo sát với ông yêu cầu trẻ con đừng ăn kẹo trên bàn trong vòng 15 phút. Sau khi gia hạn thời gian, những người lớn ra khỏi phòng. Đúng như dự kiến, một số trẻ em ngay lập tức ăn phần của mình. Một số bé khác đã cố gắng nhịn một thời gian, nhưng vẫn không thắng được sự cám dỗ. Rất ít đứa trẻ có thể chịu đựng được 15 phút.

Sau đó, ông Michelle tiếp tục quan sát những đứa trẻ cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học. Ông thấy rằng những đứa trẻ có khả năng chờ đợi một món phần thưởng bị trì hoãn khi còn nhỏ thì sau này sẽ có thu nhập cao, hôn nhân thành công, sự nghiệp tốt, sức khỏe ổn định và nói chung, cuộc sống đầy đủ hơn. Những đứa trẻ vội vã nuốt chửng viên kẹo của chúng trong thời thơ ấu, sẽ không học được cách kiểm soát cảm xúc và các vấn đề hành vi của mình. Nghiên cứu cho thấy trẻ em chịu đựng được 15 phút chờ đợi sẽ ghi được nhiều điểm hơn trong các bài kiểm tra của mình hơn là những đứa trẻ ăn ngay trong vòng 30 giây.

Như mọi bậc phụ huynh khác, chúng ta muốn củng cố bài học quan trọng đó cho con: bài học về giá trị của những phần thưởng trong cuộc sống. Kinh nghiệm, chứ không phải là bài giảng - là cách tốt nhất để truyền đạt cho đứa trẻ được vấn đề. Dưới đây là hai ý tưởng đơn giản giúp con bạn có bài học quan trọng về đồng tiền.

Hãy cho trẻ em tiền thật
Trong cuốn sách "Giáo dục trẻ em thái độ đúng đắn đối với tiền" Judith Briles tư vấn cho phụ huynh nên cung cấp cho trẻ em kinh nghiệm thực tế về quan hệ với đồng tiền. Cô đề nghị khuyến khích trẻ em để dành từ 20% - 25% số tiền mà chúng nhận được để "dằn tùi" cho một công việc nào đó hay mua quà tặng. Phần còn lại chúng có thể chi tiêu không hạn chế, không kiểm soát, miễn là không tiêu vào những việc xấu.

Một người mẹ kể: Từ khi hai con trai cô vào lớp năm, mỗi tuần, cô đều cho con một số tiền - bằng với số tuổi của chúng - để chi tiêu. Bọn trẻ được mẹ yêu cầu để dành một nửa số tiến ấy, phần còn lại chúng có thể sử dụng cho các mục giải trí và quà tặng. Nếu chúng muốn đi xem phim, chúng phải tự mua vé cho mình.

Người mẹ nhận thấy rằng con của chị đã tự đi đến các cửa hàng cắt tóc, bán những món đồ chơi game cũ của mình để có tiền mua các món đồ chơi mới, và chúng thường tránh mua các phiên bản đắt tiền. Dường như chúng muốn giữ tiền được lâu hơn và mẹ của chúng rất vui vì chúng không bao giờ hỏi xin thêm tiền.

Không quan trọng là con trẻ tự kiếm được tiền hay chỉ nhận được tiền từ cha mẹ để "dằn túi", một trách nhiệm đầy đủ trong cách chi tiêu chính là cơ hội để con trẻ hiểu kết quả của sự lựa chọn của mình. Nếu bạn cứ để cho chúng mắc sai lầm, chúng sẽ hiểu lý do tại sao phải để dành tiền tiết kiệm, và điều gì sẽ xảy ra khi không có tiền tiết kiệm.

Dạy trẻ em biết chờ đợi
Sự chờ đợi những phần thưởng giúp trẻ em có được bài học kiểm soát cảm xúc của mình. Có một cách để làm điều này: sử dụng "Danh sách mong muốn".

Daniel Aguiar, người sáng lập và là giám đốc điều hành của My Smart Budget - có một con trai. Cậu bé thường mua sắm rất bốc đồng. Người mẹ ấy nghĩ rằng nếu cậu bé chờ đợi một hoặc hai tuần, thì sau đó ước muốn của cậu sẽ thay đổi. "Danh sách mong muốn" đã ra đời như thế. Cậu bé phải lập ra một danh sách những thứ cậu muốn và nếu sau hai tuần, vị trí đầu tiên của món đồ vẫn giữ nguyên thì cậu được phép mua nó.

Cậu bé không hiểu rằng cậu đang được dạy cách kiểm soát cảm xúc của mình. Một thời gian sau, cậu bé đã trở nên kiên nhẫn hơn để có những quyết định tài chính tốt.

Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ ơi, con sợ! - Phần 2 (11/11)
 Chọn sách phù hợp cho bé mầm non (11/11)
 Dạy bé lòng biết ơn (10/11)
 Học cách nhìn từ mắt trẻ (10/11)
 Chơi với con đúng cách (10/11)
 Mẹ kể chuyện, con học được gì? - Phần 1 (9/11)
 Giúp trẻ không sợ bóng tối (8/11)
 Tế nhị trước mặt con trẻ (8/11)
 Phát triển tính tự tin cho trẻ (8/11)
 Những cách hạn chế thời lượng chơi game của trẻ (8/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i