1. Cho ăn quá sớm
Mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên, có thể bắt đầu cho bé ăn dặm ở 4 tháng tuổi nhưng đây chưa phải thời điểm tốt nhất cho tất cả các bé. Nhiều bé 4 tháng tuổi chưa biết cách nuốt thức ăn từ thìa - một cơ chế hoàn toàn khác so với bú mẹ hay bú bình. Hơn nữa, cho ăn dặm sớm có thể khiến cơ thể bé chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu bạn thấy bé 4 tháng tuổi của mình chưa sẵn sàng ăn dặm thì hãy đợi thêm. Đến gần 6 tháng tuổi, việc ăn từ thìa của bé tốt hơn. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé cũng tốt lên. Vì thế, không nhất thiết phải cho bé 4 tháng tuổi tập ăn dặm. Thời điểm bắt đầu ăn dặm nên phù hợp với từng bé.
2. Cho ăn quá nhiều
Lần đầu tiên cho bé ăn dặm, cha mẹ có thể mắc lỗi là cho con ăn nhiều quá. Nên nhớ rằng, bé cần làm quen với đồ ăn dặm với một lượng nhỏ, thậm chí chỉ vài thìa bột. Bạn không nên lạm dụng bột cho bé mới ăn dặm vì dạ dày của bé còn nhỏ. Vả lại, bạn cũng cần thời gian để xét xem bé có phản ứng gì với thức ăn mới hay không.
3. Chủ quan
Bất kỳ thứ gì mới tiếp xúc với cơ thể của bé (thực phẩm, văcxin hoặc dầu gội đầu), bạn cần lưu ý đến khả năng bị dị ứng. Phần lớn bé mới ăn dặm không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có bé tập ăn dặm xảy ra phản ứng xấu. Cha mẹ nên theo dõi sự thay đổi ở thể chất và hành vi của bé. Bột ngũ cốc có thể khiến bé bị táo bón và hay quấy khóc...
Theo Me&be