Sức khoẻ
   Phòng tránh tai nạn mùa hè cho trẻ?
 
Trẻ đang nghỉ hè, đối với trẻ đây là thời gian lý thú nhất trong năm vì được quyền chơi những trò mình thích, được ăn uống nghỉ ngơi theo ý. Và đây cũng là thời gian trẻ dễ bị tai nạn nhất! Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê, khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: "Trong mùa hè, chúng tôi nhận thấy trẻ rất dễ bị chết đuối khi đi bơi, hoặc gãy tay, gãy chân do leo trèo không đúng cách hoặc tai nạn giao thông khi đi du lịch". Theo bác sĩ Lê, để phòng tránh tai nạn cho trẻ cần dặn dò các em cẩn thận. Nếu trẻ thích đi bơi cần có người lớn đi kèm và chọn những hồ có uy tín và có người trực hồ để cứu kịp thời khi tai nạn xảy ra, tránh những trường hợp đáng tiếc. Còn các trường hợp chạy nhảy, leo trèo thì cần nhắc nhở, thậm chí có thể cấm đoán khi thấy quá nguy hiểm. Các trò chơi mang hình cung, kiếm, búa, đao vì dù chỉ là đồ chơi nhưng nếu không cẩn thận cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ: nhẹ thì trầy da, nặng thì mù mắt, gãy tay chân... Sự nóng bức của khí hậu mùa hè khiến trẻ cũng rất thích tìm đến hồ bơi, công viên nước vì vậy "bệnh hồ bơi" cũng được các bác sĩ nhắc nhở nhiều. Do trẻ ham chơi và được cha mẹ cho đi chơi… thả cửa, ngâm mình trong nước quá lâu nên dễ bị các bệnh viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai ngoài… Cách phòng ngừa tốt nhất là vẫn cho trẻ chơi nhưng gói gọn trong một suất là đủ. Trẻ nghỉ hè nhưng cha mẹ vẫn đi làm nên thời gian dành cho con thường không nhiều, một chuyên gia về bệnh tai mũi họng nhận xét vào mùa này trẻ rất dễ bị hóc xương và hóc các hạt trái cây theo mùa như na, mãng cầu, nhãn, vải. Ở đây cần nói thêm kể cả trẻ trên 9 tuổi cũng dễ bị vì vừa chạy chơi hoặc làm một việc gì đó vừa ăn… Cách tốt nhất là cho trẻ ăn các loại cá không xương như cá lóc lọc xương, cá thác lác, cá thu… Riêng các loại trái cây, tốt nhất là nên làm sẵn, bỏ hột. Ngoài chuyện ăn uống trong gia đình trẻ còn dễ bị ngộ độc thực phẩm do ăn vặt ngoài hàng quán, tại các điểm vui chơi (phá lấu, bánh mì tôm chiên, nước dừa tắc, si rô, kem cây…). Ngoài việc hạn chế cho trẻ tiền tiêu vặt, phụ huynh cũng nên cho trẻ biết tác hại của việc ăn uống không hợp vệ sinh. Khi đi dã ngoại, trẻ còn dễ bị các tai nạn nguy hiểm đến tính mạng vì bị ong chích, rắn rít cắn… mà việc cứu chữa hầu hết không mang lại kết quả vì đường sá xa xôi, sơ cấp cứu không đúng cách. Để có một mùa hè đúng nghĩa: thư giãn, vui chơi chuẩn bị cho năm học mới và để giúp trẻ không bị tai nạn, phụ huynh cần nhắc nhở và nói cho trẻ biết trước những gì có thể xảy ra để trẻ đừng phạm phải. TRUNG LINH(Sài Gòn Tiếp Thị)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ em bị chấn thương sọ não gia tăng (3/6)
 Phẫu thuật nội soi giúp gì cho bệnh nhi? (29/5)
 Trẻ bị ngộ độc thuốc gia tăng (11/5)
 Cẩn thận sức khỏe cho trẻ em trong thời điểm giao mùa (10/5)
 HTV: Giải pháp chống hăm tã ở trẻ em (9/5)
 Protein bảo vệ phổi cho trẻ sinh non (5/5)
 Lời khuyên khi dùng thuốc trong gia đình (4/5)
 HIV và tình mẹ con (29/4)
 Virus cảm cúm ẩn núp trong cơ thể trẻ trong thời gian dài (27/4)
 Phát hiện sớm, nguy hiểm ít hơn (26/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i