Sức khoẻ
   Cẩn thận sức khỏe cho trẻ em trong thời điểm giao mùa
 
Những thay đổi đột ngột của thời điểm giao mùa thường khiến trẻ em bị viêm đường hô hấp (VĐHH). Theo chuyên môn, đây là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh chứ không riêng một chứng bệnh nào. Để chẩn đoán chính xác bệnh là vấn đề của bác sĩ, song hướng xử trí thế nào trước tình trạng trẻ bị VĐHH cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Yếu tố làm trẻ dễ bị viêm đường hô hấp Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nắng sang mưa (và ngược lại) hoặc trời quá nóng, nên trẻ hay uống nhiều nước đá cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, môi trường sống chật hẹp, không thoáng khí hoặc nhiều bụi bặm, có nhiều vật liệu trang trí cũ, khói thuốc lá hoặc bụi bẩn từ những con thú nhồi bông mà trẻ thường xuyên tiếp xúc... đều có thể gây bệnh. Trẻ cũng có thể bị VĐHH khi tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng của bệnh Sốt là triệu chứng thường gặp nhất, có thể sốt nhẹ hoặc cao tùy theo sự nhiễm khuẩn kèm theo chảy nước mũi (màu nước mũi xanh hay vàng tuỳ theo tình trạng nhiễm trùng nhẹ hay nặng). Trẻ cũng sẽ ho nhiều (có đàm hoặc ho khan). Có thể trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực... Chính những triệu chứng này khiến trẻ bỏ ăn, khó ngủ, thở khó khiến co rút lồng ngực. Nếu bệnh phát nặng kèm theo triệu chứng co giật thì phải cần đến sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ. Cách chăm sóc tại nhà Lau mát là yếu tố hàng đầu cần chú ý. Việc này giúp trẻ hạ nhiệt độ nhanh chóng, tránh được các cơn co giật. Trong thời gian sốt, trẻ sẽ bị mất nước nhiều, chính vì vậy phải bù lại lượng nước bằng nhiều cách như uống thêm nhiều nước chín để nguội hoặc các loại nước trái cây (cam, chanh...). Cũng cần nâng cao thể trạng của trẻ để có sức đề kháng bệnh tốt hơn. Chính vì vậy, rất cần chú ý đến thành phần dinh dưỡng của trẻ. Trẻ phải được ăn những chất có nhiều nước, dễ tiêu nhưng phải đầy đủ dinh dưỡng như: sữa, súp, phở... hoặc uống bổ sung thêm những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, cao năng lượng từ những loại sữa chuyên dụng. Cần chú ý trong lúc cho trẻ ăn vì trẻ đang bị nhiều đàm nhớt dễ dẫn đến tình trạng nôn, ọe khi ăn, do đó nên cho trẻ uống nước trước khi ăn. Và nếu thấy trẻ khó nuốt cần vỗ lưng cho trẻ. Nên chia bữa ăn làm 8-10 bữa trong ngày để trẻ có thời gian hấp thu và tiêu hóa hết lượng dinh dưỡng được cung cấp. Tránh không cho trẻ ăn quá no vì sẽ nâng cơ hoành lên gây chèn phổi, khó thở cho trẻ. Cũng không được ăn quá mặn vì các phân tử muối có thể làm co thắt cơ khí quản sẽ dẫn đến hậu quả gây khó thở cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn nhiều mỡ như những món có chiên, xào hoặc quá nhiều gia vị. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số loại vitamine C, A, thức ăn giàu chất sắt (các loại thịt tươi, trứng, nghêu...) và các loại rau có màu xanh, đỏ (rau ngót, dền) để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Thể Uyên(Lao Động)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 HTV: Giải pháp chống hăm tã ở trẻ em (9/5)
 Protein bảo vệ phổi cho trẻ sinh non (5/5)
 Lời khuyên khi dùng thuốc trong gia đình (4/5)
 HIV và tình mẹ con (29/4)
 Virus cảm cúm ẩn núp trong cơ thể trẻ trong thời gian dài (27/4)
 Phát hiện sớm, nguy hiểm ít hơn (26/4)
 Bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa mưa (18/4)
 Bệnh trái rạ tăng cao (14/4)
 3/4 số trẻ dưới 1 tuổi tử vong là trẻ sơ sinh (13/4)
 Hành trình sức khỏe răng miệng về Điện Biên (9/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i