Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 6 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Nhiều phụ nữ cứ cho là mang thai là sẽ bị những triệu chứng khó chịu, đặc biệt là buồn nôn và ốm nghén. Nhưng trong mấy tuần đầu, bạn có thể rất ít bị khó chịu. Ban đầu, bạn cảm thấy giống y như lúc trước khi có kinh vậy. Chẳng hạn như, bạn có thể bị đau và nặng ngực khi sắp tới kỳ kinh. Đây cũng là một triệu chứng lúc mới mang thai gây ra do sự kích thích của các tuyến sữa.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy dự trữ những thứ cần thiết như bánh khô, gừng và các thực phẩm nhẹ dễ tiêu hóa để làm dịu đi chứng ốm nghén.

Thứ hai............................................

Thứ ba............................................

Thứ tư.............................................

Thứ năm.........................................

Thứ sáu...........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật............................


Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu, và hầu như chắc chắn là bắt đầu cảm thấy không dùng sức nhiều hơn trước mà vẫn mệt mỏi hơn. Đó là nguyên nhân bởi lượng hoóc-môn progesterone tăng. Ngay cả ở giai đoạn đầu này bạn cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi (xem trang 32).

EM BÉ
Ống thần kinh phôi dọc theo cột sống của bé đã khép lại, và ở một bên não của bé đang phát triển và lớn dần lên choáng hết đầu của bé. Trong khi đó, 2 đĩa sắc tố nhỏ xíu bắt đầu tạo thành hình dạng giống hai cái chén cạn ở bên đầu của bé. Đây là những túi thị giác, phát triển từ khởi đầu đơn giản như thế để mang lại cho bé một đôi mắt hết sức phức tạp.

Mặc dù tim bé chỉ là một cái ống nhỏ xíu ở giai đoạn này, nhưng tuần này nó có thể bắt đầu đập và sẽ không dừng lại suốt cuộc đời của bé. Những nụ chi nhỏ xíu sau này sẽ tạo thành chân tay đang bắt đầu nhú ra, trong khi một cái đuôi rõ rệt vẫn lộ ra ở giai đoạn này.

TÀI NĂNG ĐẦY HỨA HẸN
Những nụ chi và não đang phát triển nhanh. Đầu bé đang phát triển những đặc điểm nhận dạng, xuất hiện tai và mắt. Bên trong cơ thể bé, bộ phận sơ khai đang hình thành, gồm có gan và phổi.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông, sẽ là khoảng 0.08 - 0.16 in-sơ (2 - 4mm). Túi thai có thể tích khoảng 0.1fl oz.

TĂNG CÂN
Mức tăng cân được coi là tốt nhất cho người mang thai một bé khỏe mạnh là khoảng 20-30 pound (9-13kg). Tuy nhiên, nếu bạn nhẹ cân, bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn tăng cân nhiều hơn. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể không cần tăng cân thêm chút nào nữa.

LÊN CÂN
Lúc mới sinh, con bạn thường nặng dưới 9 pound (4kg). Do đó, phần còn lại của trọng lượng mà bạn tăng lên trong lúc mang thai, là của nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, ngực và tử cung to lên.

Phụ nữ có thai tăng cân với tốc độ khác nhau, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn tăng cân nhanh hơn mấy bà bạn có thai. Trong quý đầu tiên ( 3 tháng đầu), phụ nữ chỉ nặng thêm 2-5 pound (900gam-2 kg). Trong quý hai, nặng khoảng 13 pound (5.9kg) và trong quý cuối cùng, khoảng 11 pound (4.9kg). Dĩ nhiên, đây chỉ là mức trung bình mà thôi, vì vậy kiểu tăng cân của bạn có thể khác.

Vào tuần 6 thường là bạn ít thấy rõ sự khác biệt về số cân. Bạn sẽ thấy mình tăng cân từ khoảng tuần 12, và trọng lượng tăng nhanh nhất là từ tuần 20 đến 30. Sau tuần 36, trọng lượng của bạn có khuynh hướng giữ nguyên không đổi. Nếu bạn bị sưng phù vào khoảng cuối kỳ thai của mình, trọng lượng có thể sẽ tăng thêm.

VẤN ĐỀ TRỌNG LƯỢNG
Đôi khi phụ nữ có thai có thể bị sưng phù, chuyện này sẽ góp phần vào việc tăng cân..Tình trạng sưng phù thường là do giãn tĩnh mạch và tụ máu nhưng hiếm khi kết hợp với việc thận trục trặc, hay rối loạn tim và gan, hoặc máu huyết lưu thông kém. Thường xuyên tập thể dục và mặc quần áo rộng có thể giúp lưu thông máu huyết. Mặc quần chẽn ôm sát hoặc vớ dài cũng có thể giúp ích.

Trọng lượng tăng đột ngột có thể là biểu hiện của bệnh được gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật có thể phát triển thành chứng kinh giật và cả hai căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng cho mẹ và bé (xem trang 58). Tuy nhiên, may mắn thay, nhờ sự cảnh giác cẩn trọng của bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi sinh mà tiền sản giật thường được phát hiện sớm và có thể tiến hành các biện pháp để giảm khả năng trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng.

 

THEO DÕI TRỌNG LƯỢNG CỦA MÌNH
Cố đừng để cho trọng lượng của bạn trở thành nỗi ám ảnh. Nhiệm vụ của cơ thể bạn là mang lại một môi trường nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển của con bạn và việc tăng cân là dấu hiệu của chuyện này. Bất luận thế nào, đa phần việc tăng cân trong lúc mang thai sẽ mất đi khi con bạn chào đời. Đặc biệt, cho con bú sữa mẹ sẽ làm giảm cân rất nhiều (xem trang 88)


http://mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 7 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 8 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 9 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 10 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 11 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 12 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 13 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 14 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 15 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 16 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i