Giáo dục mầm non
   Kiến thức y tế giáo viên bậc mầm non hết sức cần thiết
 
"Một trong những điều tối kị khi bị dị vật đường ǎn là không nên dùng bất cứ biện pháp gì để đẩy hoặc lấy dị vật ra tại nhà"-Bác sĩ Lương Thị Xuân Hà (bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM) khẳng định. Cũng theo bác sĩ Lương Thị Xuân Hà: Khi thấy trẻ đang chơi, ǎn mà đột ngột có biểu hiện bất thường như buồn nôn, khó nuốt, cần đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng, không nên chữa bằng các phương pháp mê tín dị đoan, chữa mẹo! Nhưng, không phải chỉ có một số giáo viên liên quan đến cái chết của em bé trên ở Hà Nội là thiếu kiến thức y tế… Thực trạng đáng lo ngại ở TP.HCM, cách đây vài nǎm cũng đã có chuyện một trẻ ở nhóm trẻ gia đình nuốt phải hạt sapoche, do bảo mẫu không biết cách cấp cứu kịp thời nên tử vong. ở trường tiểu học T., một cô giáo chủ nhiệm suýt bị phụ huynh kiện vì cháu bé bị bệnh tim đã qua phẫu thuật nhưng khi nha học đường tiến hành khám điều trị rǎng miệng , giáo viên lại không báo. Cháu bé bị mổ kín (Phía sau lưng) nên bác sĩ không phát hiện. Kết quả là cháu bé bị sâu hai chiếc rǎng và… bị nhổ mà không dùng thuốc điều trị chống nhiễm trùng trước (trường hợp này cháu bé phải được uống thuốc chống nhiễm trùng trước 1 giờ đồng hồ mới làm các phẫu thuật gây chảy máu). Mới đây nhất, một phụ huynh lớp 1 ở trường tiểu học K phát hoảng khi nghe con hồn nhiên về khoe sáng nay con dũng cảm nhất lớp, bị chích bạch hầu mà… cười toe. Thì ra cháu bé mới chích nhắc lại hồi lớp lá không phải diện chích nữa. Lên trường, phụ huynh "cự" cô giáo, cô giáo bảo đã thông báo miệng với các con và trước cổng trường có dán thông báo. Trẻ mãi chơi không báo, phụ huynh bận không đến trường đón con nên không hay, vậy là… nên chuyện. Phải chi, cô giáo gởi thư thông báo đến tay phụ huynh? ông Chu Xuân Thành (Hiệu trưởng trường PTDL Ngô Thời Nhiệm (TP.HCM) thừa nhận: " Ngay ở trường chúng tôi, giáo viên tiểu học tuyển vào có trình độ khá cao, thế nhưng kiến thức tổng quát về y tế thì … chưa ổn". ông kể, có một lần thanh tra y tế, vệ sinh môi trường đến kiểm tra. Sau khi xem xét điều kiện của trường xong, bất chợt một vị hỏi một cô giáo đứng gần đấy: "Theo cô, ở cánh tay có mấy xương? Khi trẻ bị té gãy, việc cố định làm như thế nào?". Cô giáo đỏ mặt lúng túng không trả lời được còn ông hiệu trưởng thì… xấu hổ vô cùng. Phải tự trang bị kiến thức ở trường tiểu học DL Quốc tế (TP.HCM) để lo cho sức khỏe và phòng ngừa tai nạn trẻ em, ban giám hiệu phải hợp đồng với một bác sĩ riêng. Vị bác sĩ này ngoài việc theo dõi sức khỏe các cháu, hàng tháng còn phải có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho trẻ và giáo viên với những chuyên đề như "giữ sức khỏe mùa nóng", "hóc dị vật thì xử lý sao"… Mỗi khi có đoàn chích ngừa đến, bác sĩ phải trực tiếp khám từng trò rồi mới quyết định em nào chích, em nào không. Nhưng không phải tất cả các trường đều có điều kiện như vậy, cho dù bác sĩ ra trường thất nghiệp không thiếu. Nhiều trường, y tế học đường do một giáo viên hoặc nhân viên đảm trách, thậm chí có trường còn không có. Trẻ em bậc mầm non, tiểu học chưa đủ ý thức để lường trước các nguy hiểm và phòng tránh. Các em cũng là đối tượng được chǎm sóc y tế cộng đồng (khám điều trị rǎng miệng, tiêm phòng dịch, xổ giun) tại học đường nhiều nhất (dĩ nhiên các hình thức này không phải tất cả đều không có chống chỉ định). Hơn ai hết, chính các cô giáo là người kề cận các em thường xuyên nhất và cũng là người lớn gần như đầu tiên phát hiện ra các tai nạn trẻ em trong học đường. Một kiến thức y tế cơ bản để phòng ngừa và sơ cứu cho các em là điều hết sức cần thiết. ở trường PTDL Ngô Thời Nhiệm, bên cạnh y tế học đường, Ban giám hiệu còn tổ chức cho giáo viên khi tuyển vào phải học qua những kiến thức sơ cứu trẻ những tai nạn thường gặp trong học đường và các trường hợp thận trọng khi điều trị tại trường như: nhổ rǎng, uống thuốc xổ giun, chích ngừa.. Tại trường mầm non 5 Tân Bình, tuy chỉ là một trường cấp phường nhưng hầu như quý nào, không chỉ giáo viên mà cả phụ huynh còn được ngoại khóa bằng việc sinh họat y tế, dinh dưỡng với bác sĩ để có thêm kiến thức về phòng ngừa tai nạn cho trẻ. Nên chǎng những mô hình này cần nhân rộng trước khi y tế học đường của tất cả các trường đều có bác sĩ chuyên trách? Mai Nguyên Vũ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi nào cần đưa trẻ đi điều trị về ngôn ngữ ? (4/6)
 Triển lãm và bán tranh cát giúp trẻ em khuyết tật (4/6)
 Đa dạng mẫu mã đồ chơi trẻ em (31/5)
 TP.HCM: hội thi giáo viên dạy giỏi trẻ khuyết tật (28/5)
 Em hãy gọi đến 5.587.777! (25/5)
 “Sau tư vấn phải là hiệu quả !” (25/5)
 Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo hướng nào? (25/5)
 Cô giáo mầm non: Những “siêu nhân” (21/5)
 Bài học đắt giá sau vụ tai nạn thương tâm ở trường Mầm non Trung Tự (21/5)
 Chuyện kể cho bé và Em tập vẽ và tô màu (21/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i