Giáo dục mầm non
   Giáo dục: đừng phạt.
 

 

 Trẻ em ngây thơ và trong sáng, đừng dùng những hình thức trách phạt nặng nề gây tổn hại lớn đến tinh thần các em. 

Vẫn biết như thế là sai, là vi phạm pháp luật nhưng các giáo viên và cả phụ huynh vẫn giáo dục trẻ em bằng các hình thức trách phạt, hành hạ.

Làm sao để trẻ ngoan hơn? Các biện pháp thay thế việc trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em là gì? Tâm trạng, suy nghĩ của trẻ ra sao khi bị người lớn nhiếc mắng, đánh đòn?

Tất cả những câu hỏi trên đã được đem ra bàn luận và tìm ra câu trả lời tại Hội thảo “Không dùng hình phạt với trẻ - Sử dụng các biện pháp thay thế” (do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển phối hợp với Sở GD - ĐT TP.HCM tổ chức trong 3 ngày 15 đến 17-3-2006 với sự tham dự của gần 100 cán bộ ngành GD - ĐT và giáo viên các trường tiểu học trong TP).

Bạn có muốn con mình bị phạt?

Hội thảo được bắt đầu bằng việc các đại biểu hồi tưởng lại thời thơ ấu: “Mỗi khi bạn phạm lỗi thì người lớn đối xử với bạn ra sao?”. “Khi bị phạt cảm tưởng của bạn như thế nào?”, “Liệu các bạn có muốn con của các bạn có cùng cảm xúc như thế không?”.

Câu trả lời của các đại biểu na ná giống nhau, bởi không ai muốn con em mình sợ hãi và đau đớn khi bị mắng hay đánh đòn. Và các đại biểu cùng đồng tình với định nghĩa về sự trừng phạt thân thể và tinh thần: là các hành vi sử dụng vũ lực, áp lực, lời nói để gây ra đau đớn nhưng không nhằm gây thương tích.

Hành vi này được sử dụng như một hình thức kỉ luật hoặc giáo dục bao gồm: Sự trừng phạt thể xác: đánh trẻ bằng tay hay đồ vật (như gậy, thắt lưng, roi, giày...), đá, lắc, ném, véo, giật tóc, buộc trẻ phải ngồi hay quì… trong các tư thế khó chịu, buộc trẻ phải thực hiện quá mức các bài tập thể lực, đe dọa trẻ... Sỉ nhục hay hạ thấp nhân phẩm trẻ: chủi bới, mỉa mai, xa lánh, bỏ mặc trẻ…
 
Tiếp đó, ban tổ chức hội thảo đã đưa ra hàng lọat các sự kiện xảy ra trong thời điểm gần đây: 1 giáo viên thể dục bắt HS hít đất hàng trăm lần khiến 6 HS bị kiệt sức; giáo viên bắt HS đứng xếp hàng ngoài nắng rồi tự vả vào mặt nhau, bắt HS liếm ghế, dùng băng dính dán lên miệng HS vì tội nói chuyện riêng…

Khi thảo luận, phân tích, mổ xẻ, các đại biểu đều có chung nhận xét: làm như vậy là sai, là vi phạm pháp luật, người giáo viên có thể sử dụng hàng lọat các biện pháp khác để thay thế. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại đó, một cán bộ Phòng GD đã thắc mắc “hình như từ trước đến giờ chưa có giáo viên nào bị xử lí theo đúng pháp luật hiện hành vì tội hành hạ người khác (Theo điều 110, Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN sửa đổi năm 1999 thì tội hành hạ người khác (đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật) sẽ bị phạt tù từ 1 - 3 năm).

Cao nhất có lẽ chỉ bị đưa ra khỏi ngành là nặng lắm rồi, còn lại hầu hết xử lí nội bộ, cảnh cáo, khiển trách. Có phải vì thế nên tình trạng giáo viên dùng hình phạt với HS vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi? “.

Hãy đối xử với trẻ bình đẳng

Cũng tại buổi hội thảo, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển đã công bố kết quả cuộc khảo sát “Thực trạng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em” tại 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang, trong số 571 phụ huynh, chỉ có 30,8% người chịu lắng nghe trẻ giải thích khi chúng phạm phải lỗi lầm; 37,3% dùng hình thức quát, mắng; 28,6% đánh đòn và 20,2% chửi và sỉ nhục.

Số người lớn tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ chỉ chiếm 33,5%. Thế nhưng, các phụ huynh cũng nhận thấy rằng: trẻ thường khóc, sợ hãi khi bị người lớn quát mắng, chửi, đánh đòn hoặc phạt (đặc biệt những em dưới 10 tuổi). Một số trẻ độ tuổi vị thành niên còn phản ứng bằng cách cãi lại người lớn hoặc bỏ đi.

Khi bị trừng phạt về thân thể và tinh thần, khảo sát trên 514 em từ 5 - 18 tuổi cho thấy 69,3% trẻ cảm thấy buồn chán; 14,2 % trẻ cảm thấy oan ức; 2,7 % cảm thấy căm giận người lớn; 26,8 % sợ hãi  và 0,2 % còn muốn trả thù. Bên cạnh đó, 81,7% trẻ mong muốn được người lớn phân tích, khuyên bảo nhẹ nhàng khi mình phạm lỗi.

Những khuyến nghị mà khảo sát trên đưa ra: ngoài những biện pháp thiết thực, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, nhà trường, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, các tổ chức phi chính phủ... thì các bậc cha mẹ cần phải  trau dồi kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

Người lớn không nên xem trẻ "chưa biết gì" và phải nằm dưới quyền kiểm sóat của người lớn. Người lớn hãy nhìn nhận các em như một đối tượng bình đẳng với mình để chia sẻ và cùng nhau trao đổi đi đến thống nhất ý kiến trước khi đưa ra quyết định có liên quan đến trẻ em.

Tuổi Trẻ

 8 nguyên tắc khi đề ra kỉ luật:

1. Kỉ luật phải được xây dựng trên nguyên tắc hợp lí và có sự thỏa thuận giữa người lớn và trẻ em.
2. Kỉ luật cần được giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu và phải được trẻ chấp nhận
3. Các lí do kỉ luật phải dựa trên nguyên tắc vì lợi ích của trẻ chứ không dựa trên lợi ích của người lớn.
4. Kỉ luật có thể được thay đổi nếu trẻ vi phạm vì động cơ tốt.
5. Trẻ được phép thắc mắc, được nghe giải thích về lí do bị kỉ luật và có cơ hội giải thích để người lớn thay đổi ý kiến về việc kỉ luật.
6. Cả người lớn và trẻ em đều có thể đề nghị xem xét tính chặt chẽ và hợp lí của hình thức kỉ luật theo sự thay đổi của thời gian.
7. Yếu tố trưởng thành cần được xem xét đến (trong quan hệ giữa cha mẹ và trẻ). Nếu không thống nhất được hình thức kỉ luật sau nhiều thời gian thảo luận giữa cha mẹ và trẻ thì cha mẹ có trách nhiệm quyết định hình thức kỉ luật sao cho công bằng và hợp lí với trẻ.
8. Việc xây dựng hình thức kỉ luật có sự tham gia của trẻ làm cho trẻ nhận thức rõ lí do trẻ bị kỉ luật từ đó tự mình ý thức được hành vi. Quá trình này sẽ tạo cho trẻ cơ hội tham gia nhiều hơn vào việc đề ra hình thức kỉ luật cũng như các lí do bị kỉ luật, đề nghị các hình thức kỉ luật thay thế.

Tóm lại, mục đích của việc kỉ luật có sự tham gia của trẻ nhằm giáo dục cho trẻ không chỉ vâng lời mà nhằm xây dựng cho trẻ có được những giá trị riêng và thực hành theo những giá trị ấy trong quá trình phát triển nhân cách.

(Theo tài liệu “Giáo dục, đừng phạt” của Tây Ban Nha)


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 'Biên chế các trường TP HCM như chiếc áo quá chật' (18/3)
 Mầm non bán công Hà Nội với việc thực hiện Luật Giáo dục mới (17/3)
 Thi giáo viên giỏi dạy hòa nhập cấp thành phố: Giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng (16/3)
 Nhiều sáng kiến tổ chức hội thi an toàn giao thông trong trường mầm non (15/3)
 Mầm non radio online – Từng bước phát triển (14/3)
 Để phát huy hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm (13/3)
 "Nụ cười xinh": Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng. (11/3)
 Mầm non Quận - Quận Gò Vấp: Bé chúc mừng cô và mẹ. (8/3)
 Quận 3: Thi nấu ăn và đua xe đạp chậm mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. (6/3)
 Xung quanh việc đình chỉ hoạt động Trường mẫu giáo tư thục ABC (TP.HCM) (6/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i