Xã hội
   Đào tạo nghiệp vụ sư phạm: Vẫn xa rời thực tế
 

Hình minh họa
Trên 90% giảng viên các trường sư phạm hầu như chưa tham gia dạy học tại các trường phổ thông nên thiếu kinh nghiệm thực tế. Sinh viên hầu như không được xem giảng mẫu.

Nhiều chuyên gia nhận định, chương trình đào tạo ở các trường sư phạm hiện nay mang nặng tính hàn lâm và cung cấp lý luận phương pháp dạy học không gắn với thực tiễn; mới chỉ chú trọng đến năng lực chuyên môn, chưa chú ý đến nghiệp vụ sư phạm. Điều đáng nói là thực trạng này được đề cập nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến đáng kể...

Nhiều lỗ hổng
Nặng lý thuyết, nhẹ thực hành đang là thực trạng đáng buồn trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm (ĐHSP) hiện nay. "Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm đã được thực hiện nhiều năm nhưng mới chỉ dừng ở việc hình thành các kỹ năng sơ đẳng như cách trình bày vấn đề, viết, vẽ bảng, diễn giải... Không phải tất cả giảng viên dạy nghiệp vụ sư phạm đều có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết thực tế phổ thông. Phần lớn trong số họ chưa xây dựng được đề cương bài giảng một cách có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu đang đặt ra của xã hội. Bên cạnh đó, công tác tự đào tạo nghiệp vụ sư phạm của sinh viên hầu như còn thụ động, chưa sáng tạo, thiếu kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kỹ năng quan sát, biểu đạt ngôn ngữ. Điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho lớp học nghiệp vụ sư phạm còn thiếu như lớp tập giảng, dụng cụ, thiết bị phục vụ dạy học, phòng tự học..." - ông Biền Văn Minh, Trường ĐHSP Huế phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, ThS. Nguyễn Thu Tuấn, Trường ĐHSP Hà Nội cho biết, không ít sinh viên đang học trong các trường sư phạm quan niệm cứ học giỏi là có thể dạy tốt. Đây chính là lý do để họ không mấy quan tâm tới nghiệp vụ sư phạm. Kết quả các đợt thực tập hiện nay cho thấy, phần lớn sinh viên lúng túng trong xử lý các tình huống sư phạm, có khi mắc sai lầm cả về kiến thức cơ bản, mặc dù họ đã được đào tạo kỹ, có hệ thống về lý luận dạy học và kiến thức khoa học cơ bản. Thậm chí có sinh viên còn nói: Không biết đã học được gì sau mấy năm học nghiệp vụ sư phạm.

Người thầy hiện đại phải biết... rời xa chiếc bàn
Thực tế đáng buồn là trong khi thực trạng thiếu kỹ năng đứng lớp của giáo viên phổ thông được đề cập nhiều thì bản thân các trường sư phạm lại cho rằng ai dạy môn này cũng được vì quan niệm nghiệp vụ sư phạm chỉ là rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp. Chính điều này đã tạo nên những lỗ hổng kỹ năng nghề nghiệp của nhiều giáo viên hiện nay. "Riêng với giảng viên sư phạm thì phải đáp ứng được điều kiện là vừa phải giảng dạy tốt tại trường ĐH vừa phải thành thạo việc dạy một môn ở trường THPT. Việc này không khó và thực tế, một số giảng viên đã làm được nhưng đáng tiếc là tỷ lệ vẫn chưa cao, mà một trong những lý do là điều ấy chưa trở thành yêu cầu bắt buộc" - ThS. Nguyễn Thị Kim Liên, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh nêu ý kiến.

Quan niệm về nghiệp vụ sư phạm của ông Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh lại xoay quanh... "cái bục giảng". Theo ông Hồng, thầy giáo ngày xưa đến lớp là ngồi vào bàn, là kiếm phấn để viết bảng. Bục giảng, bảng đen, phấn trắng và người thầy như liền một khối. Giáo dục hiện đại chỉ coi cái bàn của thầy là phương tiện để đặt các dụng cụ phục vụ cho giảng dạy. Để làm thầy giáo giỏi thời hiện đại phải biết ra khỏi bàn, bước xuống lớp học, ở bên học sinh và ở sau học sinh. Nói thì đơn giản nhưng lại là một bước tiến không chỉ mang tính hình thức về giáo dục.

Đa số sinh viên sư phạm khẳng định, chương trình đào tạo họ được học trong nhà trường không khớp với chương trình phổ thông. Lý giải về tình trạng này, ThS. Nguyễn Thu Tuấn cho rằng: Có trên 90% giảng viên các trường sư phạm hầu như chưa tham gia dạy học tại các trường phổ thông nên thiếu kinh nghiệm thực tế. Sinh viên hầu như không được xem giảng mẫu. Giảng viên có thể giảng cho sinh viên của mình về cách thức dạy một tiết học ở trường phổ thông như thế nào, nhưng nếu yêu cầu giảng mẫu về bài đó cho sinh viên xem thì họ không làm được.

Các sở GD-ĐT, nhất là ở những nơi có trường ĐHSP phải tạo điều kiện cho giáo sinh các trường sư phạm tham gia giảng dạy và giáo dục. Nên chăng, các Sở GD-ĐT nên công khai thông tin về việc nhận giáo sinh đến thực tập" - ông Nguyễn Kim Hồng đề xuất.

"Thực tế, vấn đề nghiệp vụ sư phạm chưa được các trường coi trọng đúng mức. Thời gian tới, Bộ sẽ yêu cầu các trường sư phạm phải rà soát lại chương trình đào tạo, tạo cơ chế, bắt buộc giảng viên các trường sư phạm phải thay đổi phương thức cập nhật kiến thức và truyền thụ nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, các trường sư phạm phải xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ năng sư phạm cho sinh viên nói chung, kỹ năng dạy học nói riêng" - Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

Hoàng Dũng (Báo TNVN)

Theo VOV

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bảo mẫu dạy trẻ bằng... kim tiêm (8/3)
 Chưa có cơ sở kết luận ông Hùng dùng súng đe dọa Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen (8/3)
 Cô giáo gieo chữ trên đảo Cồn Cỏ (5/3)
 Lớp 1 cũng phải học thêm (5/3)
 Buộc nghỉ việc cô giáo giễu học sinh 4 tuổi trên Facebook (5/3)
 Hơn 1,1 tỷ đồng tài trợ xây dựng trường Mầm non (5/3)
 TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG HỌA MI (BÌNH ĐỊNH): Hiệu trưởng mắc hàng loạt sai phạm về tài chính (4/3)
 Khởi động... “chạy trường” (4/3)
 GV tiểu học dạy lớp ghép được hưởng thêm 50%-75% lương (4/3)
 184 cá nhân nhận Bằng khen về giáo dục HS khuyết tật (4/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i