Tâm lý
   Ứng xử thế nào khi trẻ gây khó chịu?
 

Có nhiều hành vi của trẻ em khiến cho người lớn nản lòng, tức giận, thậm chí là bị tổn thương tình cảm nữa. Trẻ dường như phải làm gì đó "chọc tức" người lớn, cho dù bị mẹ trách mắng, la rầy nhưng những điều này vẫn diễn ra hàng ngày! Tại sao trẻ lại làm vậy?

Trẻ ít khi giải thích lý do tức giận, than vãn hoặc chối bỏ nhưng ba mẹ có thể biết cảm giác của trẻ thông qua hành vi hàng ngày và xác định được mục đích hành vi của trẻ thông qua những thể hiện của trẻ khi được đáp ứng.

Dưới đây là bốn mục đích cơ bản của những hành vi có vấn đề ở trẻ em và những cách đối phó với những hành vi này.

1. Để được quan tâm và nhận lấy
Ba mẹ thường giúp trẻ một cách không cần thiết trong việc ăn mặc, chăm sóc cá nhân, nhưng... giúp đỡ quá nhiều cũng có nghĩa là: "Con không thể làm được. Mẹ sẽ làm cho".

Khi trẻ nói: "Mẹ, đến ĐÂY!", hoặc " GIÚP con, bố!" là trẻ đang tìm kiếm sự quan tâm. Đối với những trẻ này, sự quan tâm là phần thưởng mà trẻ muốn nhận nhất nhưng có rất nhiều trường hợp, ba mẹ/người lớn sẽ cảm thấy bực mình.

Trong những trường hợp này, nên phớt lờ những nỗ lực mà trẻ muốn thu hút sự quan tâm và khiến ba mẹ bận rộn. Thay vào đó, hãy quan tâm đến trẻ vào những khi trẻ ít mong đợi và không cố thu hút sự quan tâm của người lớn để nhận lấy những gì trẻ cần. Hãy cùng chơi hoặc ôm ấp, âu yếm trẻ ... để thể hiện sự quan tâm đối với trẻ.

2. Thể hiện sức mạnh
Khi trẻ nói: "Con sẽ không làm việc đó!" hoặc "Mẹ không thể sai khiến con!"... là muốn tỏ "sức mạnh" của mình. Người lớn thường xem đó là những hành vi tự nhiên ở trẻ chưa đến tuổi đi học, và một số trẻ đã "lợi dụng" để chọn cách thể hiện này thường xuyên hơn, có thể khiến người lớn giận dữ, phát vào mông...

Nếu gặp tình huống này, người lớn cần biết cách thoát khỏi "cuộc chiến" một cách nhanh nhất; có thể đưa ra những lựa chọn khác để trẻ được chọn; hoặc phạt trẻ ngồi yên một chỗ 5-10 phút.

Tuyệt đối không la mắng, giải thích dài dòng hoặc làm những việc có thể khiến trẻ tiếp tục giữ hành vi thể hiện sức mạnh.

Bên cạnh đó, ba mẹ hãy trao đổi với thầy cô giáo để thực hiện một số chương trình giúp trẻ hạn chế hoặc từ bỏ những hành vi thể hiện sức mạnh không đúng...

3. Biểu lộ sự trả thù
Trẻ thường nói: "Con ghét mẹ!", "Con không thương mẹ nữa!" để cho ba mẹ/người lớn cảm thấy đau đớn như khi chúng bị phạt vậy; có khi trẻ biết rằng ba mẹ rất muốn ôm ấp, chào đón mình nhưng trẻ sẽ cố ý phớt lờ và quay sang người khác cho... bỏ ghét và đáp trả cho những gì trẻ đã nhận lấy.

Ứng xử tốt nhất trong trường hợp này là hãy cố gắng không biểu lộ cảm giác bị tổn thương, không phạt trẻ vì đã gây tổn thương tình cảm đối với mình. Thay vào đó, hãy tìm những cách khác giúp trẻ trải nghiệm một số thành công, đặc biệt là cùng trải nghiệm thành công với bạn của trẻ, như cùng làm và đạt được một điều gì...

Khi đã hết đau đớn do trẻ gây tổn thương, bố mẹ hãy tìm cách thể hiện tình yêu đối với trẻ và dành thời gian để cùng làm những việc trẻ thích.

4. Cảm thấy không tự lực được
Nếu trẻ lãnh đạm, thờ ơ, mất hứng thú trong đa số hoạt động, không cố học những kỹ năng mới, thậm chí không cố thu hút sự quan tâm và chú ý của người lớn, có thể nói là trẻ đã bị nản chí trầm trọng hoặc cảm thấy bơ vơ.

Thật không may là chính những người lớn quanh bé thường bị nản lòng bởi sự thiếu nỗ lực của trẻ và thường nghĩ theo một phản ứng tự nhiên: "Nó thậm chí còn không cố gắng", hoặc "Chẳng có ích gì đâu", " Tôi cũng chịu thua"...

Nếu gặp tình huống này, bạ mẹ nên chia các hoạt động thành những bước nhỏ, khi trẻ hoàn tất mỗi bước hãy giúp trẻ nhận thấy bản thân có thể đạt được thành công thường xuyên.

Đồng thời động viên, khích lệ trẻ nhiều hơn bằng lời nói hoặc những hình thức khác, có thể là một nụ cười, dấu hiệu number 1 "giơ ngón tay cái lên trời", hoặc cùng thực hành một kỹ năng mới từ đó giúp trẻ hình thành lòng tự hào và cố gắng học hỏi hơn.

Khi hiểu được những mục đích ẩn dấu dưới những hành vi có vấn đề của trẻ thì người lớn có thể dễ dàng tác động và thay đổi những hành vi này. Hãy biết cách phản ứng sao cho có thể khích lệ trẻ có hiệu quả, giúp trẻ học những kỹ năng xã hội mới và trở nên độc lập hơn.

BS Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng 1)
Theo Báo Người Lao Động

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách đơn giản giúp trẻ nói lên suy nghĩ của mình (3/12)
 Trau dồi kỹ năng kết bạn cho con (3/12)
 Áp lực đầu đời (3/12)
 Dạy trẻ cư xử lễ phép theo từng lứa tuổi (Phần 1) (2/12)
 Trao quyền quyết định cho bé (2/12)
 Trò vui giúp bé diễn đạt tốt (2/12)
 Mua sắm cho con, cần hạn chế những vật dụng gì? (1/12)
 Ứng xử với những câu nói khó chịu của bé (1/12)
 Ra điều kiện cho trẻ: Con dao hai lưỡi (1/12)
 Bé con là "tay nói dối chuyên nghiệp" (1/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i