Tâm lý
   Dạy trẻ cư xử lễ phép theo từng lứa tuổi (Phần 1)
 

Trẻ em thường thích đển chơi nhà bạn bè hay họ hàng. Được hòa vào một không gian với nhiều người mới lạ và tham gia vào những hoạt động là điều mà mọi đứa trẻ đều cảm thấy thú vị. Đó là lý do vì sao các bậc cha mẹ nên dạy cho con mình phép lịch sự khi đến chơi hoặc thăm viếng nhà người khác.

Điều này không chỉ để lại ấn tượng đẹp trong lòng chủ nhà mà còn khiến họ muốn mời vị khách ấy quay trở lại trong những lần tiếp theo.

Nên dạy bé cách cư xử lễ phép càng sớm càng tốt. Nguồn: Images.

Phương pháp tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể dạy cho con là hãy trở thành tấm gương tốt để trẻ noi theo. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dành thời gian để hướng dẫn trẻ những kỹ năng, phép tắc cơ bản khi đến chơi nhà người khác.

Đừng nghĩ rằng con bạn còn nhỏ tuổi mà bỏ qua việc dạy dỗ trẻ những phép tắc này, vì một khi cách cư xử không tốt của trẻ trở thành thói quen bạn sẽ rất khó khăn trong việc uốn nắn trẻ. Những cách nói kiểu như "Làm ơn", "Vui lòng", "Cảm ơn", "Xin lỗi", "Con có thể..." cần được chỉ dạy ngay khi bé được 2 hoặc 3 tuổi.

Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen cư xử và nói năng lịch sự. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần tích cực hướng dẫn bé cách sử dụng những cụm từ trên trong những tình huống phù hợp. Nên nhớ là bạn phải thực sự kiên trì và luôn là hình ảnh mẫu mực để trẻ noi theo. Trên nền những phép lịch sự cơ bản ấy, bạn sẽ dễ dàng hướng dẫn trẻ làm thế nào để trở thành một vị khách tốt khi đến nhà người khác.

1. Đối với trẻ nhỏ
Những đứa trẻ chưa bước vào tuổi mẫu giáo thường học theo kiểu bắt chước. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tập luyện cho con khả năng tiếp thu những điều mới mẻ và đặc biệt là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, bởi độ tuổi này trẻ đã có thể hiểu và tiếp thu những gì bạn truyền đạt.

Đầu tiên, hãy tập trung vào những cụm từ, những cách nói thể hiện thái độ lịch sự và phải luôn luôn là hình mẫu trong tất cả mọi điều bạn mong đợi ở con mình. Dành lời khen ngợi khi trẻ có những biểu hiện tốt như chào hỏi người lớn khi bước vào nhà họ, xin phép trước khi làm việc gì, hay nói lời cảm ơn khi được tặng quà hoặc được ưu đãi một điều gì đó. Đừng cho rằng con mình còn nhỏ mà bỏ qua các phép tắc này, vì hầu hết các bé có thể tự giác chào hỏi, cảm ơn ngay từ lúc còn rất nhỏ.

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi cần phải biết:
• Tự rửa tay trước bữa ăn.
• Ngồi nghiêm túc trên bàn ăn hoặc bàn khách.
• Nói và thể hiện lời cảm ơn thông qua hành động, cử chỉ.
• Chào người lớn và biết bắt tay đúng cách.
• Biết sắp xếp đồ cá nhân, đồ chơi và những vật dụng một cách ngăn nắp sau khi được chủ nhà cho mượn.
• Nếu có nhu cầu đi vệ sinh, hãy lịch sự hỏi xem nhà vệ sinh ở đâu. Trong quá trình sử dụng, có gì thắc mắc, hãy hỏi chủ nhà để giữ gìn sự sạch sẽ và tránh làm hư hại các vật dụng.

Những kỹ năng này không hề khó nhưng cần phải luyện tập nhiều lần mới có thể ăn sâu vào trí nhớ của trẻ. Bạn có thể cùng con đến chơi nhà người khác và chú ý nhắc nhở trẻ làm theo những nguyên tắc nêu trên. Hay thỉnh thoảng, khi có khách đến nhà chơi, bạn có thể cho con mình đóng vai trò chủ nhà để chúng hiểu rõ hơn vì sao mình cần phải có thái độ đúng đắn khi làm khách nhà người khác.

Hầu hết mọi đứa trẻ ở tuổi này đều là những vị khách lịch sự khi đi cùng bố mẹ, nhưng không ít trong số đó sẵn sàng phá vỡ nguyên tắc khi đến nhà ai đó chơi một mình. Chúng tha hồ thể hiện sự tự do của mình vì không bị bố mẹ giám sát. Nhiều trường hợp tỏ ra hoàn toàn trái ngược nhau giữa lúc có bố mẹ và không có bố mẹ. Vì thế, bạn hãy thiết lập mối quan hệ thân thiết với những gia đình mà con bạn đến chơi để có thể biết được trẻ cư xử như thế nào khi làm khách một mình và phối hợp uốn nắn kịp thời.

Những điều bạn mong đợi về con mình không thể thực hiện một sớm một chiều mà phải cần rất nhiều thời gian. Hãy tập trung vào những bài học cụ thể cho từng lứa tuổi khác nhau, như vậy trẻ mới tiếp thu và thực hành một cách tốt nhất. Nếu làm được điều này, bạn sẽ có được niềm hạnh phúc và tự hào của một bậc cha mẹ với đứa con ngoan ngoãn và cư xử khéo léo.

Những điểm chính cần lưu ý:
• Trẻ từ 2 đến 6 tuổi nên cần được học các kỹ năng ứng xử cơ bản. Tùy thuộc vào từng thời điểm mà bạn có thể tập trung vào dạy trẻ những kỹ năng phù hợp.

• Các bậc phụ huynh cần tỏ ra gương mẫu không chỉ khi làm khách mà ngay cả trong chính ngôi nhà của mình. Nếu bạn là một tấm gương tốt, các con của bạn sẽ học hỏi theo và tiến bộ rất nhanh.

• Hãy tỏ ra bình tĩnh khi trẻ có những sai phạm và tuyệt đối không la mắng trẻ trước mặt người khác. Cách tốt nhất là nhắc nhở con một cách kín đáo để trẻ không bị xấu hổ và có thể tiếp thu một cách tốt nhất.

Theo Web Trẻ Thơ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trao quyền quyết định cho bé (2/12)
 Trò vui giúp bé diễn đạt tốt (2/12)
 Mua sắm cho con, cần hạn chế những vật dụng gì? (1/12)
 Ứng xử với những câu nói khó chịu của bé (1/12)
 Ra điều kiện cho trẻ: Con dao hai lưỡi (1/12)
 Bé con là "tay nói dối chuyên nghiệp" (1/12)
 Dạy con biết thương yêu cha mẹ (30/11)
 Những ngộ nhận trong việc dạy con (30/11)
 Khi bé thích quăng đồ khi nóng giận (30/11)
 Quà nào cho con? (27/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i