Tâm lý
   Ra điều kiện cho trẻ: Con dao hai lưỡi
 

Có những đứa trẻ càng lớn càng trở nên thụ động, máy móc, lười biếng, trơ lì tâm lý. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, được các chuyên gia tâm lý xác định, là do người lớn hay ra điều kiện.

Hậu quả đứa trẻ từ ngoan ngoãn trở nên hư hỏng, mang nặng tâm lý "người lớn phải thực hiện đúng điều kiện"...

Chị Thu Ba (Long Thành, Đồng Nai) tìm đến các chuyên viên tâm lý khi cháu Hoàng Bình, 10 tuổi, con trai của chị vốn khó bảo, bướng bỉnh, nhưng gần đây lại thay đổi lạ thường: trở nên vâng lời khi làm việc gì đó mà cha mẹ có ra điều kiện. Chẳng hạn, chị yêu cầu cháu rửa bát, quét nhà, chỉ cần 2.000đ là cháu làm sạch sẽ và ngăn nắp ngay.

Cha mẹ không nên ra điều kiện cho con

Trường hợp cháu Hoàng Thanh (Biên Hòa), mẹ cháu cho biết: "Năm học lớp 8 cháu được học sinh tiên tiến nên tôi đã mua cho cháu chiếc điện thoại. Đầu năm học này cháu nói nếu cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi, mẹ phải mua điện thoại đời mới".

Sai lầm về cách giáo dục
Một số cha mẹ có tâm lý cho rằng để con trẻ tuân thủ mệnh lệnh của mình, tốt nhất là nên ra điều kiện cho trẻ. Điều kiện là những phần thưởng, nhất là tiền bạc, có thể điều khiển trẻ theo các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, phần lớn những phụ huynh này không có bất kỳ biện pháp xử phạt nào mà để mức độ ngoan ngoãn của trẻ tùy thuộc vào giá trị của các phần thưởng. Họ quan niệm, khi trẻ không thực hiện yêu cầu có nghĩa là phần thưởng chưa xứng đáng, tốt nhất nên thưởng cao hơn để trẻ tiếp tục thực hiện yêu cầu còn lại. Và không ít phụ huynh đồng ý quan điểm này.

Việc thưởng phạt là biện pháp cần thiết trong quản lý, giáo dục con trẻ. Thưởng phạt đúng cách sẽ kích thích, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách. Trẻ sẽ nhận thấy phần thưởng được từ cha mẹ cũng chính là sức lực của mình bỏ ra, và tất nhiên càng cảm thấy quý trọng, thường xuyên phấn đấu để làm tốt các công việc được giao.

Tuy nhiên, hiện nay một số phụ huynh thường ra "điều kiện", coi đó cũng là phần thưởng. Họ không hiểu rằng, "phần thưởng quá giới hạn" có thể gây hậu quả không tốt cho chính đứa trẻ, để lại những thói quen trong nhân cách trẻ, khiến các em dễ bị thụ động, trơ lì, không biết thế nào là tính tự giác, tinh thần tập thể. Đến một lúc nào đó, khi điều kiện không được đáp ứng, trẻ sẽ phản ứng dữ dội với người lớn (tìm cách chống đối hoặc có hành vi trộm cắp... để thỏa mãn nhu cầu). Hoặc, một số phụ huynh khi đáp ứng những điều kiện lại quá thiên về vật chất càng làm trẻ trở nên thực dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách cả đời của trẻ.

TS giáo dục Nguyễn Minh Thức (Hội Tâm lý - giáo dục Đồng Nai) cho biết: Phần thưởng cho trẻ là quan trọng nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu người lớn không biết kiểm soát, điều chỉnh cho phù hợp. Phần thưởng đó cần được cho trẻ hiểu đúng giá trị, dù ít hay nhiều. TS Thức nhấn mạnh: Không nhất thiết phải ra điều kiện, mà chúng ta nên có những phần thưởng (vật chất, tinh thần) để khích lệ nhất là phần thưởng tinh thần, chẳng hạn là những lần thăm ông bà, họ hàng, đi công viên... hoặc các phần thưởng vật chất như cặp, sách, các tài liệu, phương tiện phục vụ học tập của trẻ.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ
1. Cha mẹ cần nhớ, ra điều kiện hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Điều kiện cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ hư hỏng, suy thoái nhân cách.

2. Đối với những gia đình mà cha mẹ ít có điều kiện quan tâm thường xuyên đến con trẻ, càng không nên cho trẻ thỏa mãn các điều kiện, dễ làm trẻ hình thành tâm lý chống đối ngầm (mỗi khi cha mẹ ở nhà thì có vẻ ngoan ngoãn, vâng lời, nhưng cha mẹ đi vắng là chúng tha hồ đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu bằng mọi cách).

3. Cần làm cho trẻ hiểu được rằng, điều kiện phải là những phần thưởng mà chính đứa trẻ nhận thấy được giá trị, là công sức của bản thân trẻ không phải tự nhiên có sẵn, phải lao động vất vả mới có. Chú ý không nên thỏa mãn quá nhiều các điều kiện về vật chất mà nên tạo điều kiện để trẻ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần bổ ích.

Có thể nói, trong những năm đầu đời, trẻ cần được hình thành những nét tính cách tốt đẹp ngay từ phương pháp giáo dục trong gia đình. Mỗi phụ huynh nên sử dụng biện pháp có thể giúp trẻ hình thành và phát triển sự độc lập, tự giác, sáng tạo. Đừng để điều kiện trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

Theo Phunu

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé con là "tay nói dối chuyên nghiệp" (1/12)
 Dạy con biết thương yêu cha mẹ (30/11)
 Những ngộ nhận trong việc dạy con (30/11)
 Khi bé thích quăng đồ khi nóng giận (30/11)
 Quà nào cho con? (27/11)
 Khi con muốn thành ngôi sao (27/11)
 11 gợi ý dạy toán cho bé mẫu giáo (27/11)
 Xử trí khi bé hay đổ lỗi cho người khác (26/11)
 Dạy bé cách cạnh tranh lành mạnh (26/11)
 Giúp con không lệch giới tính (26/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i