|
Đâu là cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng thực phẩm? Nguồn: Images. |
Bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Thời kỳ này cũng mang đến cho cha mẹ rất nhiều câu hỏi và mối quan tâm mới mẻ: Đâu là cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng thực phẩm? Bé đã thật sự sẵn sàng để chuyển sang ăn dặm chưa? Những thực phẩm nào thường dễ có khả năng gây ra dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh?
Nhận diện các loại thực phẩm gây dị ứng
Việc để cho trẻ từ từ quen với từng loại thức ăn mới là rất quan trọng. Chẳng hạn trong một ngày, bạn cho bé ăn ba loại thức ăn mới và bé bị dị ứng, bạn sẽ không thể biết được lại thức ăn nào đã gây ra triệu chứng đó.
Vấn đề chính không ở loại thức ăn mới mà bạn cho bé thử, tuy nhiên mỗi khi bạn đưa ra một số thức ăn mới, bạn nên chờ đợi ba đến năm ngày trước khi thêm món khác vào thực đơn. Đừng loại trừ tất cả các loại thực phẩm khác mà bé của bạn đã được ăn trong suốt thời gian đó, chỉ cần không thêm bất cứ món gì mới khác nữa.
8 thực phẩm dễ gây dị ứng nhất
Đối với từng loại thức ăn mới, hẳn bạn sẽ muốn biết các dạng dị ứng của chúng. Có tới hơn 160 loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, nhưng 8 loại thức ăn và nhóm thức ăn sau đây mới chính là thủ phạm của 90% các trường hợp. Bạn có thể chờ đến khi bé lớn hơn để thử cho bé ăn một vài thứ trong số các loại thức ăn này.
• Sữa
• Trứng
• Đậu phộng (lạc)
• Hạt cây (hạt cóc chó hoặc hạt hạnh nhân)
• Cá
• Sò
• Nước tương
• Lúa mì
Lạc là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhất. Nguồn: Images.
Những triệu chứng dị ứng thức ăn cần quan sát ở bé
Những triệu chứng dị ứng thức ăn thường xuất hiện ngay sau khi ăn chỉ trong vòng một vài phút đến vài giờ đồng hồ. Nếu bạn đang thử cho bé của mình ăn một loại thức ăn mới, hãy để mắt đến những triệu chứng sau:
• Phát ban
• Da ửng đỏ
•Khuôn mặt, lưỡi, hoặc môi sưng
• Ho hoặc thở khò khè
• Ói mửa hoặc tiêu chảy, hoặc cả hai
• Khó thở
• Mất tỉnh táo
Khi gặp những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng cần gọi ngay cho cấp cứu
Nếu con bạn khó thở, trên mặt có vết sưng, hoặc nôn mửa, tiêu chảy sau khi ăn, đừng tùy tiện cho bé uống thuốc mà hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Các phản ứng dị ứng trầm trọng có thể gây tử vong rất nhanh chóng.
Giải quyết những dị ứng thức ăn thể nhẹ
Nếu bạn gặp những triệu chứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như phát bang hay nổi đỏ, hãy xét nghiệm dị ứng cho bé. Một khi đã xác định được những dị ứng cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ cho bạn cách để kiểm soát các dị ứng ở trẻ (thường là loại trừ loại thức ăn nào đó trong chế độ ăn uống của trẻ) và giải quyết những dị ứng bất ngờ.
Bạn hãy nhớ rằng, vì phản ứng dị ứng ban đầu ở một đứa trẻ với một loại thức ăn mới có thể nhẹ, những nó sẽ không được như vậy ở những lần dị ứng tiếp theo. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về bất kì triệu chứng dị ứng thực phẩm nào của trẻ.
Một vài loại dị ứng sẽ biến mất sau một thời gian như dị ứng sữa và trứng sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn, trong khi dị ứng đậu phộng, các loại sò hến có xu hướng còn lại rất lâu.
Nếu bé có biểu hiện dị ứng thức ăn, cần đưa bé đến bác sỹ ngay. Nguồn: Images.
Xem xét tiền sử dị ứng của gia đình
Vừa mới đây, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng cha mẹ hãy đợi đến lúc bé được 1 tuổi mới cho bé thử ăn các thực phẩm chế xuất từ bơ sữa, đến 2 tuổi hãy cho bé ăn trứng và đến 3 tuổi mới thêm đậu phộng, hạt cây và cá. Tuy nhiên, đầu năm 2008, AAP đã sửa đổi những khuyến cáo này dựa trên ý kiến chuyên gia hơn là dựa vào dấu hiệu đặc biệt.
Theo hướng dẫn mới của AAP (trừ phi trong gia đình ai đó có tiền sử nghiêm trọng về dị ứng thực phẩm trong gia đình của trẻ). không có dấu hiện nào cho thấy khi đợi đến sau một năm tuổi mới thử cho bé những thực phẩm trên thì sẽ phòng tránh được những nguy hiểm từ dị ứng thức ăn cho bé. Thật ra, có một vài dấu hiệu đặc biệt cho thấy việc thử cho bé ăn quá sớm một vài loại thực phẩm kể trên, chẳng hạn như đậu phộng, có thể khiến trẻ dễ bị dị ứng.
Bảo vệ con bạn chống lại dị ứng thực phẩm là một điều dễ làm
Nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyến cáo rằng nên đợi cho đến khi con bạn lớn hơn một chút, khoảng 9 đến 10 tháng rồi hãy cho bé ăn các loại thức ăn kể trên. Thậm chí ngay cả khi không có thêm một nguy cơ gây dị ứng nào, họ cũng lưu ý rằng phản ứng dị ứng sẽ dễ dàng kiểm soát hơn khi trẻ lớn hơn. Một số bác sĩ nhi khoa quan tâm đến những phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng với đậu phộng và sò hến vẫn đề nghị nên tiếp tục không cho trẻ ăn các loại thức ăn này cho đến khi trẻ được đến 3 tuổi.
Không nên cho trẻ dưới một năm tuổi uống sữa bò nguyên chất do protein trong sữa bò nguyên chất có thể ảnh hưởng đến đường ruột. Tuy nhiên, yogurt và phomat nhẹ lại tốt, vì hàm lượng protein trong các sản phẩm bơ sữa này vừa đủ thấp và ít gây ra những vấn đề về dạ dày. Bạn cũng nên đợi đến ít nhất là 1 năm hay theo một các nhà chuyên môn là 2 năm để thử cho bé ăn mật ong, vì mật vốn có thể gây ra chứng bệnh nghiêm trọng tiềm tàng gọi là ngộ độc thịt ở trẻ.
Theo Webtretho