1. Nước
Thành phần quan trọng nhất trong cơ thể là nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, diện tích bề mặt cơ thể tương đương với thể trọng và thậm chí còn cao hơn ở người trưởng thành, vì thế lượng nước bay hơi càng nhiều, càng cần phải bù nước. Lượng nước đầy đủ, dồi dào giúp cho quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra nhanh hơn, tốt hơn, sức đề kháng tự nhiên sẽ được nâng cao.
2. Rau xanh và hoa quả
Mỗi ngày nên cho bé ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, tạo môi trường lưu thông và hấp thu tốt cho đường ruột. Chất đường gluco có trong trái cây có lợi cho sự sinh trưởng của một số vi khuẩn có ích, ăn nhiều trái cây cũng giống như trải thêm một lớp thảm tăng cường miễn dịch trong ruột già và ruột non. Nếu trẻ không thích ăn rau xanh, bạn có thể băm nhỏ, trộn với ngũ cốc hoặc thịt và viên thành những viên nhỏ sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn.
3. Các loại nấm
Gần 2 thập kỷ nay các nước Âu Mỹ và Nhật Bản đã đề xướng việc ăn nấm giúp phòng ngừa và cải thiện rất nhiều các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Ngoài ra nấm còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, dự phòng và đấu tranh phòng chống bệnh ung thư; trong nấm còn chứa nhiều vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm căng thẳng và mang lại một tâm trạng tốt.
4. Ngũ cốc
Ngũ cốc là thức ăn chủ yếu của con người, trong thời kỳ sơ sinh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm phụ, trong đó phải kể đến trước tiên là các loại bột gạo, bột lúa mì, lúa mạch. Sau khi cai sữa, thực phẩm thay thế chủ yếu vẫn là ngũ cốc. Trong các loại ngũ cốc có chứa Polysaccharide, giàu vitamin B và E, đây là các chất chống o-xy hóa Antioxidant có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng khả năng miễn dịch của tế bào.
5. Cà chua
Cà chua được coi là thực phẩm mang lại sinh lực vì trong đó có chứa nhiều chất chống o-xy hóa như lycopene, caroten, vitamin C và E; các chất này giúp bảo vệ thị giác và bảo vệ các tế bào khỏi các tác hại; ngoài ra nó còn có tác dụng hồi phục các tế bào đã bị tổn thương. Cà chua ăn sống hay chín đều tốt, tuy nhiên nếu bạn cho thêm chút xíu dầu ôliu vào thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều vì dầu ô liu có tác dụng hòa tan nhiều loại lycopene.
Muốn nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ, tuyệt đối không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu và đường. Nên cho bé ăn các loại thực phẩm tự nhiên như các loại rau xanh có hàm lượng vitamin và chất khoáng phong phú, các loại trái cây; tuy nhiên cũng không nên để trẻ quá kén ăn dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Phải cân đối các chất dinh dưỡng của trẻ mới giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoàn toàn tránh xa bệnh tật.
Theo afamily