Tâm lý
   Dạy bé biết đánh vần tên mình chỉ với 5 phút mỗi ngày
 

1. Đánh vần tên nhờ... bài hát
Mọi người đều yêu âm nhạc, và trẻ nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Dù chưa biết lời bài hát nhưng bạn sẽ thấy chúng ậm ừ theo tiếng nhạc. Dựa vào sở thích này, bạn hãy cho bé đánh vần tên mình.

Ví dụ, bạn có thể lấy một bài hát có nhiều từ được lặp lại. Thay những từ đó bằng tên con mình, sau đó hát cho trẻ nghe bài hát đã được "đạo nhạc". Trong khi cùng trẻ hát, bạn tranh thủ giúp bé đánh vần tên. Quá trình này lặp đi lặp lại vài lần là con bạn sẽ biết đánh vần tên mình thế nào.

2. Tách tên bé thành nhiều ký tự
Nếu tên bé quá dài, bạn có thể tách chúng thành nhiều phần. Họ tên đầy đủ bao giờ cũng gồm họ, tên đệm và tên chính. Bạn hãy tách chúng ra và bắt đầu dạy con đánh vần từ tên gọi chính. Tiếp theo đến tên đệm đi kèm và cuối cùng là họ. Và sau cùng, bạn cho con đọc toàn bộ họ tên mình.

3. Chọn thời gian học đánh vần
Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.

4. Không ép trẻ học
Bạn mong con mình nhanh biết đánh vần, nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Bạn hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy trẻ học, bạn cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.

Trước khi đánh vần, trẻ ít nhất cũng phải có kỹ năng đọc cơ bản. Giúp bé đọc bằng cách thường xuyên đọc cho chúng nghe và dạy bé nói to những từ mới.

5. Học đánh vần qua các trò chơi
Bạn có thể dùng các tấm chữ cái có gắn nam châm rồi gắn chúng lên tủ lạnh hoặc những nơi trẻ thường xuyên nhìn thấy, sau đó mỗi lần trẻ nhìn thấy, bạn lại chỉ cho con những ký tự, cách ghép vần.

Bạn cũng có thể tạo một trò chơi tìm các chữ cái có trong tên của bé. Quá trình tìm kiếm cũng là cách giúp bé xác định nhanh những chữ cái có trong tên mình. Sau khi bé đã quen thuộc với các chữ, bạn tiếp tục dạy bé ghép các chữ và đánh vần.

Theo aFamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự giận dữ của con trẻ (14/9)
 Nuôi dạy trẻ năng khiếu: Khó khăn và vất vả (11/9)
 Làm thế nào để tìm được trường tốt cho con? (11/9)
 Gian nan khi dạy con chào hỏi (11/9)
 Phát triển giao tiếp ở trẻ dưới 3 tuổi (10/9)
 Những cách đơn giản giúp bé tập viết (10/9)
 Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí não (10/9)
 Chuẩn bị cho con đến trường (10/9)
 8 câu nói phá hủy sự tự tin ở bé (9/9)
 Muốn con trai học giỏi, hãy cho vận động (9/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i