Tâm lý
   Phát triển giao tiếp ở trẻ dưới 3 tuổi
 

Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em cũng được nhiều phụ huynh quan tâm.

Tuổi nào thì trẻ bắt đầu tập nói? Trẻ 15 tháng tuổi thì phải nói được những từ nào? Cha mẹ có thể tham gia như thế nào để giúp bé phát triển giao tiếp? Đây là những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu những ông bố bà mẹ có con nhỏ.

Trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút được sinh ra, bé đã bắt đầu giao tiếp qua tiếng khóc, và vài tháng tiếp sau đó, bé cũng lấy tiếng khóc để "nói chuyện" với mẹ: tã ướt - khóc, đói bụng - khóc, buồn ngủ - khóc... Bé sẽ nhận thông tin qua cách lắng nghe âm thanh (to, nhỏ, nhanh, chậm) từ những người xung quanh. Hãy vuốt ve bé thường xuyên, nói chuyện với bé thật dịu dàng, ngay cả khi bé không hiểu mẹ đang nói gì, nhưng giọng nói dịu dàng của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn.

Sau 6, 7 tháng, bé sẽ phản ứng nhiều hơn với những âm thanh nghe được

Đồng thời với việc tiếp nhận âm thanh, từ 4, 5 tháng trở đi, bé cũng sẽ bắt đầu bập bẹ, phát ra những "ngôn ngữ" riêng như "uu", "aa", "bah". Hãy khuyến khích bé bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn, khi bé phát ra một âm thanh nào đó, hãy lập lại âm thanh đó, hoặc nói một từ đơn giản có chứa âm đó, ví dụ như "ma ma" cho "aa", "bu bu" cho "uu".

Sau 6, 7 tháng, bé sẽ phản ứng nhiều hơn với những âm thanh nghe được, và sẽ cố học theo bố mẹ. Bé có thể bập bẹ những từ đơn giản như "ba, bà, ma, da...". Từ 9-12 tháng, bé bắt đầu hiểu những từ đơn giản. Hãy giới thiệu với bé những từ quen thuộc như "bố, mẹ, chó, mèo, meo meo, gau gau...".

Trẻ từ 1- 2 tuổi
Hầu hết các bé sẽ nói từ đầu tiên khi bắt đầu giai đoạn này, tuy có những bé có thể nói sớm hơn hoặc có bé đến tận gần 2 tuổi mới chịu nói. Sự phát triển ngôn ngữ của bé bắt đầu bộc lộ. Bé dường như có thể hiểu được mọi thứ mà bạn nói. Bước phát triển bất ngờ này sẽ khiến bạn phải thay đổi cách nói chuyện với con và cả cách trò chuyện với người khác khi có con bên cạnh, tránh dùng những từ không hay hoặc có cách xử sự không thích hợp vì trẻ ở giai đoạn này rất giỏi bắt chước.

Từ 15-18 tháng, vốn từ vựng của bé vào khoảng 15-20 từ. Bé biết dùng tay chỉ đồ vật và nhìn bố mẹ để diễn tả nhu cầu của mình. Hãy chơi với bé những trò chơi ngôn ngữ như mẹ hỏi bé "Tai con đâu rồi?", "Mẹ đâu rồi?", "Cái ti-vi đâu hở con?"... để bé vừa trả lời bằng tay, vừa trả lời bằng miệng.

Giai đoạn này, từ vựng của bé phát triển nhanh nhưng phát âm thì còn "lệch chuẩn" như "bà ngại, ông ngại, hóc nhè...". 18 tháng trở lên, bé có thể nói "không!" một cách dứt khoát với những mệnh lệnh của người lớn, và cũng sẽ có lúc bạn không thể hiểu được những gì bé muốn diễn tả dù bé có thêm sự trợ giúp của... chân tay.

Dù thế nào đi nữa, hãy thật kiên nhẫn và phản ứng thật nhiệt tình với những nỗ lực giao tiếp của bé, nếu bé phát âm sai, hãy giúp bé chỉnh sửa theo kiểu "À, bạn mèo hay khóc nhè đúng không nào?"... Khi nói chuyện với trẻ, hãy cố gắng nói chậm, rõ ràng và dùng những câu ngắn gọn.

Trẻ từ 2-3 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ vượt bậc ở trẻ. Trẻ có thể lặp lại những gì nghe được và liên kết nhiều từ để tạo thành câu. Trẻ hiểu nhiều hơn và nói rõ ràng hơn, có thể sử dụng ngôn ngữ để trả lời những câu hỏi đơn giản.

2 tuổi rưỡi, vốn từ vựng của bé là khoảng 200 từ, và đến 3 tuổi, sẽ là 300. Ba mẹ nên cho bé tham gia vào nhiều trò chơi tương tác hoặc các cuộc đối thoại. Đọc sách, hát, chơi trò chơi, hoặc chỉ đơn giản nói chuyện với bé cũng làm tăng vốn từ vựng của bé.

Ví dụ, nói với bé về những việc bé đã làm trong ngày, hoặc kế hoạch ngày mai của bé, "Mai là Chủ nhật nè, con thích làm gì?" hoặc đọc cho bé nghe nhiều lần những câu chuyện bé yêu thích và để bé tham gia vào việc kể chuyện với những từ mà bé biết hoặc nhớ được.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


lam_nga

Giúp bé làm quen ngoại ngữ từ bé
Ngày gửi: 9/14/2009 7:19:05 PM

Từ 2 tuổi trở đi, bé học hỏi, bắt chước rất nhanh, nếu con em chúng ta phát âm khá chuẩn giai đoạn này, và nếu bạn muốn con mình có được nền tảng tốt về ngoại ngữ, hãy hãy tạo nên một môi trường xung quanh bé đầy những hình ảnh và chữ viết giải thích cho hình ảnh đó. Chắc chắn con bạn sẽ học tiếng Anh rất giỏi trong giai đoạn về sau.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách đơn giản giúp bé tập viết (10/9)
 Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí não (10/9)
 Chuẩn bị cho con đến trường (10/9)
 8 câu nói phá hủy sự tự tin ở bé (9/9)
 Muốn con trai học giỏi, hãy cho vận động (9/9)
 Những kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con (9/9)
 Đừng khen con thông minh (8/9)
 Giúp trẻ làm quen với "người lạ" (8/9)
 9 cách đơn giản giúp bé học số (8/9)
 Bé gái và bé trai (8/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i