Tâm lý
   Sự giận dữ của con trẻ
 

Cảm giác giận dữ cũng bình thường như cảm giác vui sướng hoặc buồn phiền. Nó cho thấy rằng chúng ta đang kết nối với mọi người xung quanh và luôn quan tâm đến những sự việc đang diễn ra hàng ngày.

Bạn có thể giúp con của bạn nhận ra sự giận dữ và biểu lộ nó theo những cách thích hợp.

Giận dữ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần. Nguồn: Images.

Tại sao trẻ giận dữ?
Giận dữ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần - một cố gắng để thoát khỏi tổn thương. Khi để bé lại với người bảo mẫu, bé có thể cảm thấy mất mát, cô đơn và giận dữ. Những cảm giác này làm cho bé cảm thấy bị tổn thương và giận dữ - đôi khi còn nặng nề hơn cảm giác đau đớn. Bé có thể nổi giận khi bạn cử động cánh tay cứng nhắc của bé lúc đang tập vật lý trị liệu. Bé muốn nói với bạn rằng: "Tại sao làm cho con đau?"

Trẻ em thường giận dữ khi chúng cảm thấy không kiểm soát được những việc mà chúng muốn. Có thể là bé không vẽ được bức tranh như ý muốn, hoặc vô ý làm đổ đống khối vuông đang xếp. Hoặc cũng có thể là do thời tiết xấu đã buộc bạn phải thay đổi kế hoạch đi chơi của gia đình chẳng hạn. Trẻ em cũng giận dữ nếu chúng không thể kiểm soát được những hoạt động của người khác - điều này thường dẫn đến xung đột giữa các anh chị em, hoặc tức giận đối với bạn.

Con của bạn có thể có phản ứng giận dữ lúc mệt mỏi hoặc chán nản. Một lần nữa, sự khó chịu có thể dẫn đến giận dữ.

Trẻ biểu hiện cơn giận dữ của mình như thế nào?
Bé thường dùng những hành vi đã quen dùng để biểu hiện sự đau đớn của mình. Bé khóc để giao tiếp, nhưng cũng thường dùng những kiểu khóc đặc biệt mà sau một thời gian cha mẹ sẽ hiểu rằng chúng muốn biểu lộ sự giận dữ. Trước khi bắt đầu nói được, bé có thể biểu lộ sự giận dữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi chỗ khác. Khi con của bạn bắt đầu biết dùng lời nói để biểu lộ sự giận dữ, bé không biểu lộ được những điều muốn nói bằng những từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn thay vì muốn nói: "Con rất giận" thì bé có thể nói: "Con ghét mẹ" hoặc "Mẹ ích kỷ".

Những cách khác để bé biểu lộ cơn giận cũng không rõ ràng. Bé trở nên cứng đầu và im lặng từ chối, không làm những việc mà bạn yêu cầu. Có lẽ bé chỉ "quên" hoặc không làm những gì bạn sai bảo mà thôi.

Những bé khác dồn nén cơn giận dữ trong lòng, trở nên buồn bã hoặc thờ ơ. Chúng mất hứng thú trong hoạt động và kiểu ăn uống của chúng cũng thay đổi. Những bé này có thể sẽ bị trầm cảm. Chúng không để cho người khác biết sự giận dữ của mình, nhưng vẫn cảm thấy nó.

Một số bé biểu lộ sự giận dữ của chúng thông qua những biểu hiện của cơ thể. Chúng có thể bị nhức đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên, thậm chí là bị ốm hơn so với những đứa trẻ khác, nhưng bác sỹ cũng không phát hiện ra bệnh lý gì cả.

Bạn nên phản ứng với sự giận dữ của trẻ như thế nào?
Con của bạn có quyền có cảm giác "tốt" hoặc "xấu". Nhưng con của bạn cũng cần biết cách đối mặt với những cảm giác đó. Bạn có thể dạy cho bé cách đối mặt với những cơn giận dữ bằng cách biểu lộ sự giận dữ của mình hoặc bằng cách nói và chỉ dẫn cho bé những cách khác.

Điều quan trọng là tách biệt những hành vi (những việc bé làm) và cảm xúc (những gì bé cảm thấy). Chẳng hạn bé Tuấn có thể giận Dũng vì Dũng không chơi với Tuấn, nhưng làm hỏng xe của nó thì không phải là cách tốt để bé thể hiện cơn giận của mình.

Để cho con của bạn biết rằng bạn nhận biết được cảm giác của bé, bạn nói tên của cảm giác, để cho bé biết tên của nó. Chẳng hạn khi Tuấn nói rằng nó ghét Dũng, bạn có thể nói: "Con có vẻ giận Dũng lắm".

Bạn ngồi ngang tầm mắt bé, giữ bình tĩnh, để giúp bé trở nên bình tĩnh hơn . Nếu bạn cũng giận dữ, thì bạn nói điều đó với bé nhưng thể hiện sự kiềm chế. Bé sẽ bắt chước những gì bạn làm hơn là những gì bạn nói!

Đừng bao giờ phê phán bé; tránh những tuyên bố kiểu như: "lẽ ra con phải..." hoặc "tại sao con làm như thế?"

Tóm tắt
Cảm giác giận dữ là một phần bình thường của cuộc sống. Bạn có thể dạy cho bé những cách có thể chấp nhận được để đối mặt với cơn giận. Những trẻ khuyết tật thường cảm thấy giận dữ vì đau đớn, chán nản hoặc mất khả năng kiểm soát cơ thể. Chúng có quyền giống như tất cả mọi người và cũng có cùng nhu cầu học những cách hữu ích để đối phó với sự giận dữ.

BS. Phạm Ngọc Thanh/http://www.nhidong.org.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nuôi dạy trẻ năng khiếu: Khó khăn và vất vả (11/9)
 Làm thế nào để tìm được trường tốt cho con? (11/9)
 Gian nan khi dạy con chào hỏi (11/9)
 Phát triển giao tiếp ở trẻ dưới 3 tuổi (10/9)
 Những cách đơn giản giúp bé tập viết (10/9)
 Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí não (10/9)
 Chuẩn bị cho con đến trường (10/9)
 8 câu nói phá hủy sự tự tin ở bé (9/9)
 Muốn con trai học giỏi, hãy cho vận động (9/9)
 Những kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con (9/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i