Tâm lý
   "Học mà chơi..." đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
 

Tại sao một tảng băng lại có thể nổi trên mặt nước, trong khi một đồng xu nhỏ thì lại chìm? Không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể trả lời được câu hỏi này để trẻ em cũng hiểu được. Trong khi, đa số trẻ em thì lại rất tò mò trước bất cứ điều gì mà chúng cho là mới lạ.

Nhiều chuyên gia đã quan tâm đến vấn đề làm thế nào có thể trả lời những câu hỏi của trẻ em ở độ tuổi đến nhà trẻ để dễ hiểu đối với chúng, làm sao khơi dậy được sự quan tâm của chúng đối với những môn khoa học tự nhiên. Ở lứa tuổi ấy, trẻ em vô cùng thích học hỏi và chúng tiếp thu cũng rất nhanh. Nhưng về sau, khi đến tuổi thiếu niên, Vật lý và Hóa học đã trở thành các môn bắt buộc trong nhà trường và như thế, bọn trẻ cảm thấy những câu hỏi mà chúng từng vắt óc tìm lời giải đáp, lại không còn gì hay ho nữa.

Vì thế, nhiều chuyên gia cố gắng khởi thảo ra những phương pháp để có thể thực nghiệm và giải thích một số hiện tượng tự nhiên cho trẻ em một cách sinh động.

Nhiều kinh nghiệm cho thấy có thể giáo dục các môn khoa học tự nhiên theo phương châm "học mà chơi, chơi mà học", ngay từ khi các cháu nhỏ mới lên 5, lên 6. Sau đây, chúng tôi xin nêu một thí nghiệm rất lý thú mà chắc chắn sẽ cuốn hút trẻ em.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao một số đồ vật lại nổi, còn một số khác thì chìm dưới nước?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy đổ đầy ba phần tư chậu nước và lấy một viên đá to (từ khay đá của tủ lạnh), một mẩu gỗ còn to hơn thế nữa, một hòn đá nhỏ và một đồng xu. Hãy để các cháu bé thả những vật này xuống nước và chúng sẽ thấy ngay kết quả: khúc gỗ và viên đá tủ lạnh nổi trên mặt nước, còn hòn đá và đồng xu thì chìm. Có thể rút ra một kết luận: một vật chìm hay nổi trên mặt nước không phụ thuộc vào độ lớn và khối lương, mà phụ thuộc vào độ "đặc" của nó.

Đa số các cháu nhỏ, khi nghe đến đây, sẽ đặt câu hỏi: "Đặc" nghĩa là gì? Đối với trẻ em ở lứa tuổi ấy thì không thể dùng những khái niệm vật lý "cao siêu" để giải thích. Hãy nói đơn giản: "đặc" có nghĩa là mỗi một đồ vật được tạo ra bởi một chất khác nhau. Chất nào cũng có vô số phần tử nhỏ li ti, mắt thường không thấy được. Những phần tử ấy càng gần nhau bao nhiêu thì đồ vật ấy "đặc" bấy nhiêu.

Đồng xu và hòn đá "đặc" hơn nước nên chúng chìm, khúc gỗ và tảng đá tủ lạnh không "đặc" bằng nên nổi.

Trẻ em bao giờ cũng có trí tưởng tượng phong phú hơn nhiều so với người lớn. Thành thử, chúng ta có thể giải thích khái niệm "đặc" như một câu chuyện thần thoại: "Các cháu hãy tưởng tượng các phần tử của vật chất là những nàng tiên nữ nhỏ xíu ngồi la liệt ở bên trong vật chất. Trong một cục sắt thì có nhiều tiên nữ ngồi hơn trong một mẩu gỗ có cùng độ lớn.Vì thế, sắt "đặc" hơn gỗ, vì nhiều tiên nữ cộng lại thì khối lượng cũng nặng hơn. Do đó, mẩu gỗ thì nổi, còn cục sắt phải chìm dưới nước".

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 thứ cần khi đi du lịch cùng trẻ (28/7)
 Khi trẻ vào bếp (28/7)
 Tuổi nào đồ chơi ấy (28/7)
 Lời khuyên khi con học nói (27/7)
 Kích thích giác quan- Kích thích tiềm năng trí tuệ (27/7)
 Dạy trẻ nhận thức đúng từ những việc làm sai (27/7)
 Kiềm chế tính ghen tỵ của trẻ (27/7)
 Chọn đồ chơi cho trẻ 3 – 5 tuổi (25/7)
 Khi người lớn đùa dai (25/7)
 Nỗi sợ của trẻ vì phải học hè (25/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i