Sức khỏe và Phát triển
   Những dị tật ở "vùng kín" của bé trai
 

Những bất thường cơ quan sinh dục thường gặp ở trẻ nam bao gồm: lỗ tiểu đóng thấp, hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc, giãn tĩnh mạch tinh. Hầu hết đều cần phải can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh dị tật.

Lỗ tiểu thấp

1/300 - 1/500 trẻ sơ sinh thường mắc bệnh này. Lỗ tiểu mở ra ở bụng dương vật. Vị trí lỗ tiểu có thể nằm bất cứ ở vị trí nào từ quy đầu đến sát hậu môn, dương vật cong do thiếu bao quy đầu ở mặt bụng

Thời điểm phẫu thuật tốt nhất cho bé là lúc 6 tháng tuổi. Thời gian bé phải nằm lại bệnh viện nhiều nhất là 10 ngày.

Chamẹ cần phải theo dõi bé vào những ngày đầu đời để phát hiện dị tật này. Vì đôi khi, dị tật này đi liền với nhiều bệnh lý khác như: tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, thận lạc chỗ, niệu quản đôi...

Hẹp bao quy đầu thật sự

Ở trẻ sơ sinh, về mặt sinh lý, da và tuyến quy đầu dính một cách sinh học. Đến 1 - 3 tuổi, dương vật phát triển, chỉ có 1% phát triển thành hẹp bao quy đầu do vòng xơ thắt.

Hẹp bao quy đầu gây tiểu khó, làm phồng bao quy đầu khi trẻ đi tiểu, bao quy đầu viêm tấy đỏ, tạo thành kén bã màu trắng đục ở dưới bao quy đầu.

Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trên đường đi của tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống bìu. Tần suất xuất hiện bệnh là 3,4% ở trẻ sinh đủ tháng. Nhưng ở trẻ sinh thiếu tháng, tỷ lệ này là 30%.

Tinh hoàn ẩn thường xảy ra một bên với tỷ lệ 68%, hai bên là 32%.

Phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu là một phẫu thuật cần thiết, vì tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản, ung thư hóa.... Thời gian điều trị tốt nhất là lúc trẻ trên 1 tuổi.

Thoát vị bẹn

Biểu hiện của bệnh là khối tròn xuất hiện vùng bẹn di chuyển xuống bìu khi trẻ ho, khóc, rặn. Dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc sau đó vài tuần. Trong 10 trẻ sinh non, đến 3 trẻ mắc dị tật này.

Nguyên nhân do sự biệt hóa cơ quan sinh dục nam trong bào thai không hoàn toàn, khiến còn tồn tại một bộ phận gọi là ống phúc tinh mạc. Ống này sẽ được cột lại khi phẫu thuật.

Tràn dịch tinh mạc

Cũng do tồn tại ống phúc tinh mạc. Biểu hiện của bệnh là bìu to, chứa nước, và bìu nhỏ lại sau khi trẻ ngủ lâu vì dịch chảy ngược vào ổ bụng. Khuynh hướng của bệnh này sẽ tự khỏi từ 12 - 18 tháng tuổi đầu tiên. Khi trẻ lên 2 tuổi, căn bệnh này không thể tự khỏi nếu không can thiệp.

Giãn tĩnh mạch tinh

Trên 16% những trẻ từ 10 - 19 tuổi hay gặp bệnh giãn tĩnh mạch tinh.

Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân do gia tăng áp lực của tĩnh mạch thận trái, sự thông thường của tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch có bất thường.

Bệnh có thể làm giảm khả năng sinh tinh trùng, teo tinh hoàn, đau bìu kéo dài.

Theo Khoa học & Đời sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm thế nào để giúp những bé bị béo phì. (10/7)
 Bé có mảng bầm đỏ trên mặt (10/7)
 Con bị bệnh, bố mẹ lại nghĩ là... thông minh (10/7)
 Nguy cơ trẻ bị gù do tập ngồi sớm (10/7)
 Bé bị loét miệng (8/7)
 Những cây cảnh nguy hiểm cho sức khỏe (8/7)
 Sốt xuất huyết: những ngộ nhận chết người (8/7)
 Dấu hiệu viêm màng não mủ (8/7)
 Tai nạn bỏng ở trẻ em - Đến hè lại lo! (7/7)
 Nguyên nhân gây ho không ngừng (6/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i