Thức ăn dặm đầu đời dành cho bé phải đảm bảo yếu tố dễ tiêu hóa và không gây dị ứng.
1. Nhóm hoa quả
Bao gồm: táo, lê, chuối và đu đủ. Bạn không cần phải hấp chuối và đu đủ vì bản thân chúng khi đã chín sẽ mềm và trở nên đặc sệt. Có thể nghiền nhuyễn đu đủ hoặc chuối và cho bé thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm vào hai loại quả trên một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chuối không cần được bảo quản trong tủ lạnh vì lớp vỏ chuối sẽ trở nên thâm đen sau khi tiếp xúc với hơi lạnh.
Ảnh: JupiterImages.
2. Nhóm rau củ
Bao gồm: khoai lang, bí đỏ, carrot, khoai tây, củ cải. Nhóm củ (khoai tây, khoai lang, carrot, củ cải) thường khiến bé ưa thích vì chúng có vị ngọt tự nhiên, chất liệu mềm nên bé cũng dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
3. Bột ăn dặm
Sự lựa chọn hợp lý cho bé mới ăn dặm chính là bột ăn dặm, với nguyên liệu chính là bột gạo. Bạn có thể pha bột với nước, trộn thêm một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa có tác dụng giúp bé dễ tiêu hóa và tập cho bé làm quen với thức ăn dặm.
Nên chọn bột ăn dặm không chứa đường hóa học, giàu sắt và vitamin. Bột ăn dặm của bé có thể được kết hợp với rau xanh và hoa quả đã được nghiền nhuyễn.
Bạn có thể cho bé "ti mẹ" một chút trước khi cho bé ăn dặm; vì như vậy, bé dễ dễ dàng chấp nhận cách ăn mới mà không gây "ồn ào" (nếu bé bị đói, bé sẽ khóc khi bạn cho bé ăn bằng thìa).
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên cho bé thử một món mới riêng biệt, tức là sau khoảng 3 ngày, bạn mới nên cho bé làm quen với một món ăn mới khác.
Lưu ý: Không nên nêm đường hoặc muối vào thức ăn dặm của bé vì bản thân thức ăn dặm đã cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, muối sẽ gây hại thận trong khi đường chỉ khiến bé tăng nguy cơ bị sâu răng.
Hoa quả, rau xanh dành cho bé, bạn nên chọn loại chín (với hoa quả) và tươi ngon. Không nên dùng hoa quả đóng hộp để thay thế hoa quả tươi.
Theo mevabe.net