Khi nào thì cho trẻ dùng thức ăn nghiền hơi nát, hoặc những thức ăn, có thể tự cầm, nhấm nháp theo ý thích? Điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển thể chất của trẻ...
Tùy theo từng giai đoạn, bạn hãy chọn lựa những thức ăn phù hợp cho trẻ. Điều này không chỉ kích thích sự ngon miệng của trẻ, mà còn giúp trẻ phát triển thể chất một cách khoẻ mạnh.
Thức ăn có dạng hình ngón tay
Khi được 6-7 tháng tuổi, trẻ có thể tự cầm thức ăn, cho vào miệng mút hoặc nhấm nháp theo ý của nó. Những thức ăn có dạng hình ngón tay đầu tiên bạn cần cho trẻ ăn có thể là một miếng bánh mỳ để trẻ có dịp tận dụng độ cứng nướu răng mà nhâm nhi một cách dễ dàng. Sau đó bạn cho trẻ ăn những miếng trái cây, rau củ đã nấu chín, hoặc thịt để trẻ tự ngồi ăn trên chiếc ghế cao, có phần khay phía trước. Trước khi cho trẻ ăn trái cây, bạn phải gọt bỏ phần vỏ. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn nhiều đường như bánh ngọt, vì có thể khiến trẻ háo đồ ngọt về sau.
Tuỳ theo ý thích của từng trẻ, việc chấp nhận món ăn có hình ngón tay có phần khác nhau. Có trẻ thích được bạn đưa thức ăn để trẻ tự ăn, có trẻ không thích như vậy mà muốn ăn chung phần với bạn. Nếu thấy trẻ thường hay ngốn thức ăn vào miệng một lúc, bạn chỉ nên đưa cho trẻ một miếng ngay từ lúc bắt đầu cho trẻ ăn. Khi trẻ lên 1 tuổi thức ăn này không còn thích hợp với trẻ nữa, vì vậy bạn cần thay thế bằng giải pháp cho trẻ ăn chung với gia đình.
Thức ăn nghiền hơi nát và nghiền nhuyễn
Thường sau 6 tháng tuổi, bạn nên tập cho trẻ ăn thức ăn được cắt nhỏ hoặc nghiền hơi nát. Nếu trẻ chỉ thích thức ăn nghiền nhuyễn, bạn cần kiên nhẫn tập cho trẻ thay đổi món thay vì cứ chiều theo ý của trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ thường bị buồn nôn đối với thức ăn nghiền hơi nát so với trẻ khác. Lại có trẻ nhỏ hoặc lớn hơn thường bị mắc nghẹn khi ăn thức ăn nghiền hơi nát hoặc do bị bắt ăn, vì thế trước khi cho trẻ ăn bạn có thể thay đổi bằng cách cắt nhỏ thức ăn để theo dõi phản ứng của trẻ.
Đối với thức ăn cắt nhỏ, bạn cần chú ý thay đổi từ từ theo từng món ăn của trẻ. Lần đầu tiên cho trẻ ăn bạn nên dùng chiếc nĩa để nghiền nhuyễn thức ăn, và không nên cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc nếu trẻ chưa muốn ăn.
Đến khi trẻ quen dần, bạn chỉ nghiền nát thức ăn thay vì nghiền nhuyễn. Hoặc bạn có thể làm cho trẻ thích thú bằng cách để trẻ bốc ăn một miếng rau củ đã nấu chín, sau đó đút cho trẻ một muỗng thức ăn theo như ý của bạn.
Thức ăn chế biến từ khoai tây
Khoai tây là món ăn dồi dào thành phần tinh bột thích hợp cho trẻ khi đói bụng vào buổi trưa, hoặc thay thế món ngũ cốc vào buổi tối. Trong khoai tây có chứa nhiều chất sắt, khoáng, vitamin C, vì thế nó có thể xem là món ăn có giá trị tương đương với tinh bột. Bạn có thể bổ sung vào khẩu phần của trẻ món khoai tây chế biến dưới dạng nấu chín hoặc nướng khi trẻ được 6 tháng tuổi, đó cũng là thời điểm khi trẻ tuân thủ chế độ ăn 3 bữa một ngày.
Khi bữa ăn trưa của trẻ cách xa bữa ăn tối năm tiếng đồng hồ, thành phần tinh bột là khoai tây sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể của trẻ cho đến tận buổi trưa ngày hôm sau. Tuy nhiên, so với các thức ăn khác, trẻ có khuynh hướng dễ bị mắc nghẹn và chóng đói hơn khi ăn khoai tây.
Vì thế, đầu tiên bạn cần nghiền nhuyễn và làm mịn bằng cách trộn chung với một thức ăn khác nào đó như trái cây, rau củ trước khi cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn từng phần nhỏ, sau đó tăng dần lên khi trẻ đã quen. Nếu trẻ thường bị mắc nghẹn khi ăn món khoai tây, bạn không nên tiếp tục cho trẻ ăn. Hãy chờ một thời gian có thể là một tháng mới cho trẻ ăn lại.
Thức ăn trong bình
Trẻ có thể ăn tối trong bình bú dưới nhiều hình thức khác nhau. Thức ăn có thể là một ít thịt, rau củ gồm nhiều khoai tây, gạo hoặc lúa mạch. Nếu có thể bạn nên cho mỗi loại thức ăn vào một bình riêng, điều này giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn trẻ đã tiêu thụ. Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng với thức ăn trộn sẵn, bạn nên chú ý theo dõi cách ăn của trẻ để có sự thay đổi phù hợp hơn.
Theo Tin Tức