Giáo dục trẻ
   7 cách để giúp con của bạn trở nên đáng yêu hơn
 

Các bậc phụ huynh đang tìm kiếm những chiến lược để giúp con mình trở thành một đứa trẻ có tính cách dễ thương, sẽ được khuyến khích bởi những bài học đến từ Hiệp hội hỗ trợ phương pháp giáo dục cho Cha mẹ và chuyên gia - Judy H. Wright.

Sự tự tin cùng với việc xây dựng những giá trị, những đức tính và ý thức tốt là một hệ quả từ những lời khuyên của bà Wright đã được liệt kê trong bài viết này. Khuyến khích trẻ rèn luyện những kỹ năng xã hội phù hợp nhất sẽ có thể giúp cho trẻ trở thành một người được yêu mến.
Làm cách nào giúp bé thành một đứa trẻ dễ thương hơn?

Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tất cả những đứa bé dễ thương sẽ cư xử theo những cách nhất định. Những kỹ năng này không phải bẩm sinh, nhưng có thể học được thông qua sự dạy dỗ của giáo viên, cha mẹ và những người giữ trẻ. Có một ngôn ngữ của sự dễ thương, những đứa trẻ không phải tình cờ trở thành dễ mến, mà chúng phải học. Chúng sẽ không chỉ có những người bạn tốt phù hợp, mà còn có được nhiều cái lợi khác, bao gồm: Có cơ hội học ở các lớp tốt hơn, có cơ thể khỏe hơn, ít stress hơn, và có nhiều cơ hội để học các kỹ năng xã hội. Những đứa trẻ cảm thấy thích có bạn bè có xu hướng ở lại trường với thời gian lâu hơn, đưa ra những quyết định sáng suốt, và tất nhiên chúng cũng vui vẻ hơn.

Dành cho các bậc phụ huynh: Đây là 7 bí quyết hỗ trợ cho con bạn trở nên dễ thương hơn. Dạy trẻ, và tự bản thân bạn cũng hãy thực hiện để làm mẫu cho chúng hàng ngày, và trẻ, cũng như bạn, sẽ tìm được cho mình những nhóm quan hệ xã hội rộng hơn.


1. Hãy tìm kiếm những cơ hội để giúp đỡ mọi người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự sẵn sàng giúp đỡ là yếu tố mạnh nhất khiến người khác yêu mến bạn. Dạy trẻ nhận thức được nhu cầu của mọi người và đề nghị một cách vô tư sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu mình có thể làm được, trước khi họ yêu cầu nhờ mình giúp đỡ.

2. Tìm điều gì đó làm cho trẻ cảm thấy đặc biệt hứng thú. Khuyến khích trẻ tìm một hoạt động, một sở thích hay sự quan tâm mà khiến trẻ thật sự thích thú. Trẻ không cần phải nổi trội, xuất sắc về điều đó, trẻ chỉ cần thích nó. Trẻ có thích kịch nghệ, nhảy múa, hay tìm hiểu về ngành đường sắt?

Hãy tham gia một nhóm đam mê nhiệt tình với một điều đặc biệt nào đấy.

3. Luôn nói lời chào và nở nụ cười trước tiên. Bất cứ ai khi cười đều được cho là dễ mến và thân thiện. Sự thân thiện và lạc quan đóng vai trò là sức hút với người khác. Bạn đã bao giờ cảm thấy giận dữ với những người mỉm cười và nói "xin chào" với mình chưa?

4. Đừng tách mình ra khỏi tập thể. Bất kể thích hay không, những đứa trẻ được đánh giá bằng diện mạo của mình. Hãy cố gắng giúp trẻ phù hợp về mặt xã hội, hòa đồng với các nhóm bạn.

5. Không xúc phạm cá nhân. Giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có những ngày khó chịu và không nên tức giận hay chỉ trích người khác. Dạy chúng rằng mọi người thực sự ít bận tâm chú ý đến chúng ta hơn, so với chúng ta nghĩ.
6. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nói chuyện. Lời nói là ngôn ngữ giao tiếp thông tin. Ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ của các mối quan hệ. Cởi mở bản thân, thân thiện và sôi nổi tham gia vào các quan hệ, kết bạn. Đứng thẳng và nhìn vào mắt người giao tiếp với mình. Tôn trọng không gian của người khác, không nên đứng quá gần, giữ khoảng cách phù hợp trong khi giao tiếp.


7. Nhận ra sự khác biết giữa tình bạn và sự yêu mến, xã giao thông thường. Tình bạn quan trọng hơn và sẽ kéo dài suốt cuộc đời. Lòng yêu mến, sự xã giao chỉ là sự thoáng qua và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Bạn thực sự chỉ cần một người bạn tốt.

Ngọc Mai mamnon.com
Theo Nguồn: http://www.scottcounseling.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm gì nếu trẻ hay xen ngang khi bạn nói chuyện (26/2)
 Trẻ ích kỷ vì gia đình quá yêu chiều (26/2)
 Thủ phạm bạo hành trẻ em có thể chính là cha mẹ (26/2)
 Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: Phần II - Nhận ra đâu là nguyên nhân xung đột (24/2)
 Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: Phần I- tại sao anh chị em ruột lại đánh nhau? (23/2)
 Khi bé hỏi quá nhiều (20/2)
 Khi kết quả học tập của con sa sút (18/2)
 Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng (18/2)
 Giúp bé tự rửa tay (17/2)
 Điều kỳ diệu của cảm xúc và trí tuệ (16/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i