Giáo dục trẻ
   Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: Phần II - Nhận ra đâu là nguyên nhân xung đột
 

  Phần I: Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: tại sao anh chị em ruột lại đánh nhau?

Có nhiều nhân tố dẫn tới sự đối đầu giữa anh chị em ruột. Một số phổ biến nhất bao gồm :

Mỗi đứa trẻ đều đang cạnh tranh để khẳng định bản thân mình. Khi chúng khám phá ra mình là ai, chúng cố gắng để nhận ra khả năng của mình, năng khiếu, sở thích của mình. Chúng muốn thể hiện để tạo ra sự khác biệt so với anh chị em ruột của mình.

Bọn trẻ cảm thấy chúng đang không nhận được sự đối xử bình đẳng, sự quan tâm, sự phải tuân thủ kỷ luật và trách nhiệm.

Bọn trẻ có thể cảm thấy những mối quan hệ của mình với cha mẹ bị đe dọa bởi sự ra đời của một đứa em mới.

Các giai đoạn phát triển của con bạn ảnh hưởng tới cách chúng cảm nhận sự chia sẻ, quan tâm, chú ý của bạn cho anh chị em khác.

Khi trẻ cảm thấy đói, mệt mỏi hay buồn chán, chúng sẽ dễ có khả năng gây lộn với nhau hơn.

Trẻ em có thể không biết làm một cách nào tích cực để có được sự quan tâm của những anh chị em khác của mình, vì vậy chúng lựa chọn gây sự, đánh nhau.

Động lực gia đình giữ một vai trò quan trọng. Ví dụ, một đứa trẻ có thể sẽ lặp lại mối quan hệ mà bố mẹ đối xử với người họ hàng nào đó có khó khăn đặc biệt, và có thể ảnh hưởng từ tiềm thức tới cách bố mẹ đối xử với trẻ đó.
Những đứa trẻ sẽ cãi cọ nhiều hơn với nhau ở những gia đình không hiểu rằng: cãi cọ khó có thể chấp nhận được để giải quyết những sự xung đột
Những gia đình không có sự sẻ chia thời gian cùng nhau có nguy cơ nhiều xung đột hơn.
Căng thẳng trong cuộc sống của cha mẹ có thể làm giảm sự quan tâm chú ý của cha mẹ cho con và gia tăng sự đối đầu giữa anh chị em ruột với nhau.
Căng thẳng trong cuộc sống của chính những đứa trẻ có thể tăng thêm mâu thuẫn.
Cách các ông bố bà mẹ đối xử với con mình, và phản ứng của cha mẹ với mâu thuẫn của anh chị em ruột có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách giải quyết mâu thuẫn giữa bọn trẻ.
Hãy nhớ rằng, khi trẻ con giải quyết tranh chấp, chúng cũng học được những kỹ năng hệ trọng cần thiết cho cuộc sống sau này - như: tôn trọng quan điểm của mỗi người, cách thỏa hiệp và đàm phán, cách làm thế nào để kiểm soát những cơn bốc đồng hung hăng.
Giúp trẻ học cách hợp tác với nhau:

Một số điều rất đơn giản mà bạn có thể làm để ngăn ngừa chiến tranh giữa bọn trẻ:

Đặt ra những quy tắc chung trong hành vi ứng xử: Hãy yêu cầu bọn trẻ: Không có tiếng chửi rủa, la hét, tiếng sập cửa. Buộc trẻ phải chấp nhận và đặt mình cư xử trên các nguyên tắc - cũng như khi chúng phá bỏ luật lệ, sẽ có những quy ước xứng đáng. Điều này dạy trẻ rằng chúng phải biết chịu trách nhiệm cho những hành động của mình trong bất cứ tình hình nào, khi trẻ cảm thấy kích động, chán nản, mất bình tĩnh, để đàm phán thương lượng ai đúng, ai sai.

Không để bọn trẻ làm bạn nghĩ rằng: Mọi thứ luôn phải "công bằng" và "hợp lý" - Đôi khi một đứa trẻ cần một điều gì đấy nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.

Chủ động đem đến cho lũ trẻ sự quan tâm đặc biệt cho cá nhân mỗi đứa trẻ, dựa theo sở thích và nhu cầu của chúng. Ví dụ, nếu một đứa trẻ muốn ra ngoài, hãy đi dạo hoặc đến công viên. Nếu đứa trẻ khác lại thích ngồi một chỗ đọc sách, cũng cố gắng aành thời gian để ngồi cạnh và đọc sách cùng trẻ.

Chắc chắn rằng lũ trẻ có khoảng không gian và thời gian riêng của mỗi đứa để làm những gì chúng muốn - để chơi với đồ chơi, đùa nghịch với bạn bè mà không có anh chị em ruột mình xung quanh đấy, hoặc thích hoạt động chia sẻ cùng nhau.

Chỉ ra và nói cho trẻ rằng, với bạn, tình yêu không phải là một cái gì đó đi kèm cùng những giới hạn.

Để trẻ biết rằng chúng luôn được an toàn, luôn quan trọng, luôn cần thiết, và những nhu cầu chính đáng của trẻ sẽ được đáp ứng.

Có những khoảng thời gian hưởng sự vui vẻ cùng cả gia đình: Cho dù cả nhà cùng đang xem một bộ phim, chơi bóng với nhau, hay cùng chơi trò đố chữ trên bảng... bạn đang thiết lập sự hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình mình, một cách để hòa hợp những đứa trẻ, giúp chúng biết cách ở bên cạnh nhau và chơi cùng nhau. Điều này dễ dàng giúp loại bỏ sự căng thẳng giữa bọn trẻ, đồng thời cũng giúp cho bạn. Từ sự quan tâm của bố mẹ, những cuộc chiến giữa bọn trẻ sẽ giảm đi, những hoạt động cả gia đình vui vẻ sẽ giúp giảm bớt, kìm nén các xung đột.

Đưa ra thời gian biểu: Nếu bọn trẻ thường xuyên cãi vã với nhau về cùng một vấn đề (ví dụ: giành chơi trò chơi điện tử với nhau, giành điểu khiển TV...), hãy đưa ra lịch biểu thời gian mỗi đứa sử dụng vào lúc nào trong ngày, trong tuần (nhưng nếu chúng vẫn tiếp tục tranh giành nhau về điều này, hãy đưa ra "giải thưởng" để chúng tự dàn xếp với nhau được).

Họp gia đình hàng tuần: Nếu những cuộc đánh nhau giữa những đứa trẻ đang ở tuổi đi học xảy ra liên tục, tổ chức các buổi họp gia đình hàng tuần để nhắc nhở trẻ về quy định việc xung đột với nhau đã thống nhất từ trước, và xem xét lại những thành công trong việc hạn chế việc xảy ra xung đột. Cân nhắc việc lập một số chương trình hoặc khu vực mà tại đó cả gia đình sẽ cùng hoạt động với nhau, không đánh nhau hay cãi vã nhau lúc ở đó.

Dành thời gian riêng cho mỗi đứa trẻ: Nhận ra khi nào những đứa trẻ cần thời gian ở riêng và lúc nào có thiên hướng xum họp quây quần gia đình. Đôi khi thử sắp xếp thời gian riêng cho các hoạt động vui chơi hàng ngày của mỗi trẻ. Và khi một đứa trẻ đang có ngày được chơi của mình, bạn có thể giành thời gian để ở một mình quan tâm tới đứa trẻ còn lại.

Ngọc Mai mamnon.com
Theo Source: http://www.scottcounseling.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: Phần I- tại sao anh chị em ruột lại đánh nhau? (23/2)
 Khi bé hỏi quá nhiều (20/2)
 Khi kết quả học tập của con sa sút (18/2)
 Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng (18/2)
 Giúp bé tự rửa tay (17/2)
 Điều kỳ diệu của cảm xúc và trí tuệ (16/2)
 Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa (15/2)
 Giúp bé tiếp xúc với toán học (14/2)
 Tạo “góc cười” trong gia đình (13/2)
 Cho bé làm quen với chữ viết (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i