Giáo dục trẻ
   Sự đối đầu giữa anh chị em ruột: Phần I- tại sao anh chị em ruột lại đánh nhau?
 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sự đối đấu giữa anh chị em ruột. Hầu hết các anh chị em trong bất cứ một nhà nào cũng đã từng trải qua sự xung đột, đố kỵ, ganh đua nhau một vài lần, và điều này có thể dẫn tới những cuộc cãi vã hay thậm chí đánh nhau giữa bọn trẻ. Nhưng bạn cần phải chú ý: có những nhân tố ảnh hưởng đến tính chất thường xuyên, trầm trọng của các cuộc chiến. Những nhân tố này bao gồm:

Thay đổi nhu cầu

Hoàn toàn tự nhiên, khi nhu cầu của trẻ bắt đầu thay đổi, những mối quan tâm, quan điểm riêng ảnh hưởng đến cách chúng quan hệ với những đứa khác như thế nào. Ví dụ: một đứa trẻ mới biết đi sẽ bảo vệ, giành, giữ đồ chơi và các đồ đạc của nó, và nó học cách để khẳng định cái "tôi" của mình bất cứ khi nào có thể. Vậy, nếu anh em trai hay chị em gái của đứa trẻ nhặt đồ chơi của nó, đứa trẻ lớn có thể phản ứng gay gắt. Những trẻ con tuổi đi học thường có một sự tin tưởng mạnh vào công bằng và bình đẳng, do đó có thể hiểu vì sao sự xung đột của anh chị em ruột ở những lứa tuổi khác nhau lại nhận được sự đối xử khác nhau, hoặc có cảm giác một đứa trẻ nhận được sự ưu ái hơn. Trẻ thiếu niên, mặt khác, đang phát triển những giác quan, cá tính riêng và sự độc lập, và có thể giúp đỡ với công việc gia đình, chăm sóc những đứa em nhỏ, và thậm chí có thời gian cùng nhau. Tất cả những sự khác biệt này có thể ảnh hưởng cách bọn trẻ cãi cọ với đứa khác.

Kiểu tính cách và tâm lý cá nhân.

Tâm trạng, nhân cách, và khả năng thích nghi hòa nhập - và nhân cách cá nhân đóng vai trò lớn trong cách trẻ cư xử sau này ra sao. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ dễ tính, xuề xòa, đứa còn lại thì hay lo lắng, vụng về, chúng thường dễ hợp nhau. Một cách tương tự, một đứa trẻ hay bám bố mẹ, được bố mẹ dành cho nhiều sự chăm sóc và tình yêu có thể bực vì bị anh chị em khác cũng muốn sự quan tâm của bố mẹ.

Nhu cầu và sự suy xét đặc biệt

Thỉnh thoảng, nhu cầu đặc biệt của một đứa trẻ là do bệnh tật, hay bắt chước những cách biểu lộ tình cảm để đòi hỏi thêm thời gian quan tâm của cha mẹ. Những đứa trẻ khác có thể thấy những sự khác biệt này và bắt chước theo, để có được sự quan tâm của bố mẹ, hoặc không phải lo sợ về những gì đang xảy ra với đứa trẻ khác.

Bắt chước hành vi của bố mẹ

Cách mà cha mẹ giải quyết các vấn đề và dàn xếp sự bất đồng là một tấm gương dễ khiến trẻ bắt chước. Do đó, nếu bạn và vợ/chồng bạn giải quyết những xung đột theo một cách tôn trọng, tích cực, và không công kích lẫn nhau, bạn sẽ củng cố những cơ hội mà con bạn sẽ sử dụng những sách lược tích cực khi chúng gặp phải các vấn đề với một ai khác. Nếu bọn trẻ thấy bạn có thói quen la hét, đóng sập cửa sau lưng lại và cãi nhau to tiếng khi bạn giải quyết những tranh luận, xung đột của bạn, chúng sẽ chọn lựa những thói quen tồi tệ này để học theo.
Tôi có thể làm gì khi cuộc chiến giữa bọn trẻ bắt đầu?

Trong khi phổ biến tình trạng anh chị em ruột đánh nhau, chắc chắn rằng cũng không vui vẻ cho bất cứ ai trong gia đình. Và một gia đình có thể bị đặt vào mâu thuẫn theo. Vậy, bạn nên làm gì khi bọn trẻ bắt đầu cãi cọ với nhau?

Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh xa liên quan tới cuộc xung đột đó! Chỉ can thiệp khi có nguy cơ xung đột tay chân. Nếu bạn luôn can thiệp, bạn đã tạo nguy cơ cho những vấn đề khác. Bọn trẻ có thể bắt đầu hy vọng sự giúp đỡ của bạn và đợi cho tới khi bạn tham gia hơn là học cách để tự bản thân chúng giải quyết vấn đề của mình. Điều này đồng thời cũng đem đến nguy cơ bạn không cố ý nhưng làm một đứa cảm giác rằng mình bị chống lại, điều này có thể dẫn đến sự oán giận. Bằng cách biểu hiện tương tự, hòa giải cho những đứa trẻ khiến chúng cảm thấy rằng mình có thể cãi cọ nhiều hơn vì chúng luôn được "cứu" bởi bố hay mẹ.
Nếu bạn lo ngại vì ngôn từ được sử dụng khi bọn trẻ chửi rủa, điều thích hợp là hãy huấn luyện cho những đứa trẻ vượt qua những cảm giác đó bằng cách sử dụng các từ ngữ thích hợp. Điều này khác với việc can thiệp hay xông vào giữa hai đứa trẻ để tách chúng ra khỏi nhau.
Ngay sau đó, khuyến khích bọn trẻ tự thỏa hiệp và giải quyết vấn đề của chúng. Nếu bạn tiếp tục can thiệp, hãy cố gắng giải quyết cùng, chứ không phải làm thay công việc giải quyết xung đột cho bọn trẻ.

Phải cân nhắc điều gì khi bạn định can thiệp?

* Tách bọn trẻ ra khỏi nhau cho đến khi chúng bình tĩnh lại. Đôi khi, cách tốt nhất là tạo ra một chút khoảng cách một lúc và không ngay lập tức đả động đến cuộc xung đột. Nếu không, cuộc cãi cọ có thể leo thang trở lại. Nếu bạn muốn biến điều này thành một kinh nghiệm cho bọn trẻ, đợi cho đến khi cảm giác gây hấn của chúng lắng xuống.

* Không tập trung quá nhiều vào giải quyết vấn đề cãi cọ, chỉ trích đứa nào đáng trách, luận tội đứa có lỗi. Việc cãi cọ xung đột bao giờ cũng gồm 2 phần: bất cứ đứa nào liên quan đều phải có trách nhiệm một phần.

* Tiếp theo, cố gắng thiết lập lại tình hình "hai bên cùng có lợi", như vậy mỗi đứa trẻ sẽ có cảm giác thắng lợi và được một cái gì đấy. Khi cả hai đứa trẻ đều muốn cùng một đồ chơi, có thể có một trò chơi để chúng có thể chơi với nhau thay vào đó.

(còn tiếp)

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé hỏi quá nhiều (20/2)
 Khi kết quả học tập của con sa sút (18/2)
 Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng (18/2)
 Giúp bé tự rửa tay (17/2)
 Điều kỳ diệu của cảm xúc và trí tuệ (16/2)
 Cách giúp trẻ biết giữ lời hứa (15/2)
 Giúp bé tiếp xúc với toán học (14/2)
 Tạo “góc cười” trong gia đình (13/2)
 Cho bé làm quen với chữ viết (13/2)
 Định hướng cho con biết cách tiêu tiền (12/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i