Tâm lý
   Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền
 

Có bao nhiêu cách khiến trẻ con hư hỏng vì tiền? Tại sao tiền lại khiến chúng hư hỏng? Có 1001 nguyên nhân: nào là chúng không biết vâng lời, không ngoan ngoãn, nào là đua đòi bạn bè, muốn có tiền để "bao" bạn, để mua sắm hay ăn chơi, nào là do được "chiều quá hóa cuồng"... Bạn nhận thấy rất nhiều nguyên nhân nhưng chưa hẳn đã tìm ra nguyên nhân có tên bạn trong đó! Bởi một điều rất đơn giản là bạn chỉ có thể thay đổi bản thân mình trước khi muốn thay đổi người khác và thay đổi chính con cái của mình!

Từ góc độ của cha mẹ
Trong các gia đình khá giả, cha mẹ bận rộn làm ăn, ít có thời gian chăm sóc con cái. Một giải pháp thường gặp là các bậc phụ huynh "khoán" cho con một số tiền từ vài chục tới vài trăm để chúng tự tiêu xài trong tuần. Đó là điều cần thiết vì lúc này, chúng đã có những nhu cầu tiêu xài nhưng nếu chỉ cho con tiền mà không dạy con xài tiền là rất nguy hiểm!

Ngay từ khi còn bé, trẻ thường có tư tưởng "muốn gì được nấy"! Nếu chúng muốn thứ gì thì cha mẹ lập tức đáp ứng cho "đỡ rầy rà", được đà chúng đòi những thứ khác vì "bạn con cũng có". Nếu không cho, chúng khóc lóc tỉ tê, bỏ cơm, không chịu học bài... cho đến khi cha mẹ phải chiều ý chúng! Về mặt tâm lý, cha mẹ muốn giáo dục con cái trước hết phải biết cách làm chủ cảm xúc của mình. Nếu thương con, ngay từ đầu bạn hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc đề ra các kỷ luật và tuân thủ các kỷ luật đó. Trong việc tiêu xài của con cái cũng vậy, không chỉ cho tiền con mà điều quan trọng hơn là giúp chúng hiểu giá trị đồng tiền, biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền vì cha mẹ phải vất vả mới có được nó... Có rất nhiều cách thể hiện tình thương của cha mẹ dành cho con cái chứ không đơn thuần là chỉ có cho tiền mới là yêu con!

Nhiều bậc cha mẹ không hiểu đúng về đồng tiền cũng là nguyên nhân khiến con cái của họ "chếnh choáng" trước tiền và những cám dỗ của nó. Trong xã hội ngày nay, nhiều người tìm mọi cách chuộc lợi cho bản thân mà bất chấp tất cả luật lệ, luân lý, tình cảm, giá trị đạo đức. Nếu bạn kiếm đồng tiền không chính đáng thì không thể dạy con bạn cách kiếm tiền chính đáng! Nhưng điều đó không có nghĩa là ngăn cấm trẻ kiếm tiền. Ở nước ngoài, các học sinh từ trung học trở lên thường dành kỳ nghỉ hè để đi làm thêm như xúc tuyết cho nhà hàng xóm, tham gia hoạt động xã hội như thu gom giấy vụn, sách truyện cũ để bán...Ở Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại khi cho con cái đi làm trong kỳ nghỉ hè. Cha mẹ một mặt muốn bảo bọc con, mặt khác không tin tưởng vào những ý tưởng mà chúng cùng bạn bè vẽ ra nên không ủng hộ "kế hoạch kiếm tiền" của con mình. Thế nhưng một bài học cơ bản mà cha mẹ quên rằng cần dạy con đó là muốn có tiền, chúng ta phải đánh đổi một thứ gì đó, chẳng hạn như thời gian, sức lao động, chất xám để suy nghĩ... Và chỉ có thực hành thì con bạn, hơn ai hết mới hiểu sự vất vả khi kiếm ra đồng tiền để biết quý trọng và biết cảm ơn những gì mình có được.

Từ góc độ con cái
Theo "thông lệ" hàng năm, mỗi dịp Tết tôi phải lì-xì cho hết lượt các em, các cháu và cả đám trẻ hàng xóm khi đến thăm gia đình tôi. Năm nay tôi không tuân thủ "lệ" cũ nữa, chẳng phong bì, chẳng mừng tuổi. Tôi mua rất nhiều bong bóng, ngày 30 tết cùng hai đứa em bơm lên và treo khắp nhà. Tất cả những đứa trẻ đến nhà tôi đều được nhận lì-xì là những chùm bong bóng! Chúng rất vui, hồn nhiên la hét và thỏa thích đùa giỡn cùng trái bóng và không đứa nào mảy may nghĩ đến tiền lì-xì. Về lại thành phố làm việc, đứa cháu nhỏ đang học lớp Ba tâm sự: "Bạn H. lớp con Tết này được lì-xì 13 triệu". Tôi không biết đứa bé nhận được 13 triệu tiền lì-xì đó có vui bằng những đám trẻ quê tôi khi đón nhận những trái bong bóng đủ màu sắc không nhưng tôi chắc rằng, cha mẹ bé H. đó phải "nợ" không ít!

Có không ít những bậc cha mẹ sử dụng tiền làm phần thưởng cho con cái. Chính vì vậy, ngay từ tuổi nhỏ, trẻ đã có tư tưởng "làm việc vì tiền", trẻ chỉ thực hiện yêu cầu khi có tiền và ngược lại, trẻ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra vì muốn người khác làm việc gì đó cho mình. Có những trẻ tuy mới lứa tuổi mẫu giáo đã biết trả giá: sáng nay con đi học ngoan, mẹ phải cho con 5 ngàn và lớn hơn một chút: thuê bác xe ôm đi họp phụ huynh dùm.

Khi bé được nhận tiền một cách vô thưởng, vô phạt và nhận được tiền một cách quá dễ dàng bé sẽ không biết được giá trị của đồng tiền, tệ hại hơn là chính cách sử dụng đồng tiền của người lớn làm cho bé có suy nghĩ: có tiền là có tất cả, đồng tiền có thể làm nên mọi việc.

Cũng có không ít các bậc cha mẹ đã xấu hổ vì con đi đâu cũng đòi tiền và mè nheo xin tiền của người khác.

Con trẻ vốn dĩ hồn nhiên, chính người lớn chúng ta đang tước dần sự hồn nhiên đó bằng các so đo tiền bạc, bằng giá trị vật chất, bằng sự thờ ơ trước những đòi hỏi "thơ ngây" của con để sau này, thói quen xài tiền của con khiến chính bạn đau đầu!

Vì vậy, ngay từ lứa tuổi nhỏ, chúng ta cần dạy cho trẻ biết giá trị của đồng tiền và biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý, đúng nơi và đúng lúc. Dạy trẻ biết chia sẻ với người khác, biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền vào những việc có ý nghĩa.

Quốc Khánh mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tâm lý bé theo tranh vẽ (11/2)
 Xử trí khi bé “quạu” (11/2)
 Để bé không quấy khi tạm biệt mẹ (10/2)
 Trả tiền cho bé khi... làm việc nhà (11/2)
 Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ (10/2)
 Tạo hứng thú học tập cho trẻ mẫu giáo! (10/2)
 Năng lực của trẻ từ 0 - 3 tuổi (9/2)
 Khi bé nói dối vì sợ bị phạt (9/2)
 7 cách để mẹ con gần gũi nhau hơn (9/2)
 Âm nhạc quan trọng đối với trẻ như thế nào? (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i