Tâm lý
   Trẻ lên 3 bướng bỉnh
 

Ngày Phúc Lâm còn bé, con quá ngoan ngoãn,hiền lành, chị Thanh lo sau này lớn lên dễ bị bắt nạt. Vậy nhưng, thời gian gần đây, cậu bé bỗng trở nên ương bướng và rất khó bảo, dù chỉ mới 3 tuổi.
Thời kì "dấu mốc"

Vào mỗi buổi sáng, chị Thanh thường phải mất rất nhiều thời gian trước khi "lôi" con đến lớp mẫu giáo. Nhiều hôm trời lạnh như cắt, nhưng cháu nhất quyết chọn chiếc quần cộc và đòi mặc đến lớp. Đi tất cho cháu, cháu lại cởi và vứt đi... Chính vì vậy, Phúc Lâm nhiều lần bị đòn vì chị Thanh không kiềm chế nổi sự bực dọc.

Thái độ bướng bỉnh của trẻ từ tuổi lên 3 là một đặc điểm tâm lý cần thiết. (Ảnh minh họa)

Nhiều phụ huynh khác, khi có con ở tuổi lên 3 cũng gặp phải vấn đề tương tự như chị Thanh. Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Lan Huệ, Trung tâm Tư vấn trẻ em và gia đình Cpec (Hà Nội), 3 tuổi là thời kỳ "dấu mốc" đánh giá sự phát triển vượt bậc của trẻ. Vào giai đoạn này, trẻ đã tích lũy được một số kinh nghiệm sinh hoạt nên muốn hành động một cách độc lập, theo ý của mình. Trẻ không thích phụ thuộc vào người lớn hoặc bị người lớn điều khiển, chỉ huy. Từ đó, xuất hiện mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ em, vì người lớn vẫn cho rằng trẻ phải hoàn toàn phụ thuộc vào mình.

Trẻ bắt đầu có những phản ứng chống đối (không làm theo hoặc làm trái lại) trước một số yêu cầu của người lớn. Đây là một mâu thuẫn tích cực thể hiện sự tiến bộ của trẻ, chứ không phải là sự yếu kém đạo đức của trẻ mà cha mẹ phải lo lắng. Chuyên gia Lan Huệ cho rằng, nếu cha mẹ không giữ thái độ độc đoán (không buộc trẻ phải luôn vâng lời, phải làm theo ý muốn của cha mẹ) mà tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện tính độc lập một cách hợp lý, thì trẻ sẽ không có thái độ bướng bỉnh, chống đối lại cha mẹ.

Khéo léo chuyển sự chú ý

"Thực chất, thái độ bướng bỉnh của trẻ em từ tuổi lên 3 là một đặc điểm tâm lý cần thiết để trẻ hình thành khả năng độc lập và trưởng thành hơn.
Sự bướng bỉnh này không phải là thái độ lập dị riêng có ở một đứa trẻ nào mà là một đặc điểm khá phổ biến của lứa tuổi".
(Chuyên gia tâm lý giáo dục Lan Huệ)
Theo Thạc sỹ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi trẻ có những ý muốn chính đáng, vô hại hoặc không phiền hà đến người khác thì các bậc cha mẹ nên cho phép trẻ được thỏa ý. Chẳng hạn, cha mẹ có thể cho phép trẻ được mặc quần chúng thích, nếu loại trang phục đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc quá kém thẩm mỹ. Cha mẹ có thể cho con được ăn những món ăn hợp khẩu vị, hơn là ép trẻ ăn uống bổ dưỡng theo ý của mình. Chỉ khi trẻ có những đòi hỏi vô lý, tai hại thì cha mẹ mới có thái độ kiên quyết, không chiều theo ý muốn.

Nếu cha mẹ đã nhẹ nhàng khuyên bảo mà trẻ không chịu từ bỏ ý muốn vô lý, cứ khóc lóc, nằng nặc đòi cho bằng được thì cha mẹ có thể nghiêm chỉnh nói với con về ý kiến của mình. Sau đó, cứ để mặc trẻ khóc, không dỗ dành hoặc la mắng cháu nữa mà để cháu tự kết thúc thái độ ngang bướng của mình. Chuyên gia tâm lý giáo dục Lan Huệ cho rằng, trong một số chuyện lặt vặt, cha mẹ có thể dàn xếp để trẻ không "mè nheo", xung đột với người lớn bằng cách khéo léo chuyển sự chú ý của con sang một hướng khác, để trẻ không tập trung nhiều vào ý muốn không phù hợp của mình. Ví dụ như khi con cứ đòi mặc chiếc áo nào đó, thay vì cứng rắn yêu cầu trẻ phải thay áo ra thì mẹ hoặc cha có thể lôi cuốn trẻ vào một câu chuyện kể, đồng thời nhẹ nhàng thay áo cho trẻ. Câu chuyện hay sẽ làm cho trẻ chú ý nghe và quên việc chống đối yêu cầu của cha mẹ.

Theo Giadinh.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp con trở thành người tốt (9/1)
 Dạy con biết cách tự trọng (8/1)
 Mẹo giúp bé thích tắm (8/1)
 Làm gì khi trẻ luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh (8/1)
 Giúp trẻ đối phó với stress (7/1)
 Sửa tính nhút nhát cho bé gái (7/1)
 Giúp bé ham đọc sách (7/1)
 Làm thế nào để thể hiện tình yêu với trẻ? (6/1)
 Khi các con chành chọe (6/1)
 Bài 3: Sự phát triển của hoạt động có đối tượng (6/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i