Tâm lý
   Làm thế nào để tôi có thể nói "không" với trẻ?
 

Thật là khó khăn để cha mẹ nói "không" với trẻ khi mọi thứ mà trẻ nhìn thấy trong nền văn hóa ngày nay lại đang đẩy mạnh tuyên truyền cho xu hướng văn hóa nói "có". Những công ty quảng cáo thực hiện và dành hàng tỷ đô la hàng năm để chúng ta phải nói "có" với sản phẩm của họ. Giáo viên của chúng ta - những người đã được đào tạo bài bản để nói "không" một cách khéo léo trong nhiều trường hợp sao cho dễ chấp nhận - đã được thay thế bởi những tác giả Hollywood, bởi các nhà sản xuất Game Video, bởi ngành công nghiệp âm nhạc và nền văn hóa kinh doanh quảng cáo.

Nói "Có" và loại trừ nói "Không".
Trừ khi bạn và gia đình sống tại một vùng xa xôi của đất nước, nơi không có các bảng tin thông báo, tivi, đài, mạng internet, thư điện tử và những phương thức quảng cáo khác; thì tại những nơi còn lại, trẻ sẽ tiếp xúc với hàng trăm mục quảng cáo mỗi ngày. Trên thực tế, mỗi năm trung bình một đứa trẻ ở Mỹ tiếp xúc hơn 40 nghìn mục quảng cáo trên tivi một mình. Các chương trình quảng cáo lại luôn sử dụng các từ như "Đúng, bạn có thể", nhằm mục đích thúc đẩy các ông bố bà mẹ mua hàng hóa sản phẩm của họ, nhưng vô hình chung điều này làm mặc định ở trẻ tư tưởng cái gì cũng có thể "mua ngay bây giờ", thậm chí khi ngân sách của gia đình không cho phép. Điều này nghe không còn gì là xa lạ nữa.

"Có những thứ mà tiền bạc không thể mua được..."
Mục đích của những chương trình quảng cáo không chỉ hình thành ở trẻ tư tưởng cứ muốn gì được đấy, nó còn khhiến trẻ ăn sâu vào tiềm thức nền văn hóa nói "có" khiến trẻ dần có thói quen sống trong nền văn hóa dư thừa, không chút khó khăn. Trong thực tế, với các bậc phụ huynh, sự thường xuyên nói "có" đã dễ dàng hơn thay vì nói "không" với con em mình. Khi bố mẹ nói "có", bố mẹ đã dẫn dắt trẻ định hướng tới suy nghĩ: Nhận được 1 điều mình mong muốn = niềm vui = cuộc sống hạnh phúc = cuộc sống dễ dàng! Bậc phụ huynh nào lại không muốn những điều tốt đẹp tới cho con em mình? Chúng ta muốn những đứa con thân yêu của mình phải được hạnh phúc. Nhưng có phải cứ đáp ứng những gì trẻ muốn là hướng trẻ tới một cuộc sống hạnh phúc? Bạn không cần tìm bất cứ tài liệu nghiên cứu nào để nói với bạn rằng cung cấp cho trẻ những gì chúng muốn là không dẫn chúng tới một cuộc sống sung sướng hạnh phúc suốt đời. Bạn chắc chắn biết điều đấy là sự thật. Bạn chắc chắn cũng biết rằng sự hài lòng tức thời không phải là hài lòng. Vì vậy, đã đến lúc bạn biết rằng con của bạn cần phải được nghe từ "Không!"

Nên nói "Không" thế nào để vẫn tốt?
Trước khi bạn bắt đầu sử dụng từ "Không" thường xuyên hơn, hãy cân nhắc những gợi ý hữu ích sau đây:

• Sử dụng câu "Mẹ yêu con" với trẻ nhiều lần trong ngày mỗi khi trẻ đòi hỏi hay muốn có được thứ gì đó. Câu nói âu yếm này không được sử dụng như một trách nhiệm nghĩa vụ, nhưng nên được sử dụng vài lần mỗi ngày.

• Thay vì cho trẻ thời gian xem tivi nhiều, hãy tích cực dành thời gian đọc sách cho trẻ và đọc sách cùng trẻ. Trung bình những đứa trẻ ở Mỹ xem tivi hơn 7 tiếng mỗi ngày. Thay thế những chương trình quảng cáo bằng tăng cường việc làm quen với chữ cái và các kỹ năng đọc sách.

• Nỗ lực lắng nghe con mình. Mỗi ngày ít nhất có một bữa ăn đầy đủ các thành viên gia đình xum họp. Điều này sẽ giúp không khí gia đình đầm ấm gắn bó hơn, giúp các thành viên trong gia đình có thời gian lắng nghe và chia sẻ cùng nhau. Một lời khuyên hữu hiệu khác là: hãy biến thời gian xem ti vi của gia đình thành thời gian mọi người cùng chơi trò chơi với nhau.

• Theo dõi, và nếu cần thiết, giảm bớt một vài loại trong số hoạt động của trẻ. Ngày nay rất nhiều trẻ em bị căng thẳng, stress! Căng thẳng, stress thường là nguyên nhân dẫn tới sự ham mê. Sự ham mê dẫn tới nhu cầu cần phải có cái gì đó. Để có được cái gì đó lại phải có yêu cầu một lời đồng ý "Có". Như vậy, hãy lưu tâm tới mức độ căng thẳng, stress của con bạn. Nhiều đứa trẻ (ngay cả phụ huynh) trong cuộc sống hiện đại đang phải làm việc quá nhiều. Hãy giảm tốc độ hoạt động và làm việc xuống. Bắt đầu nói "Không" với nhiều hoạt động không cần thiết.

• Giữ một bản danh sách niêm yết trên tủ lạnh những thứ mà bạn mua cho trẻ. Để trẻ cầm bản danh sách đó khi trẻ đòi hỏi bạn cái gì đó ngoài danh mục những đồ vật thuộc nhu cầu thiết yếu (thức ăn, phòng ở, quần áo). Trái ngược với quan điểm phổ biến hiện nay, đối với trẻ em tuổi vị thành niên, điện thoại cầm tay chưa thực sự cần thiết.

Cuối cùng, hãy ngồi xuống cạnh trẻ và cùng đưa ra thảo luận với trẻ. Con bạn một ngày nào đó sẽ trở thành những người cha, những người mẹ. Hãy chia sẻ bài báo này với con bạn, đặc biệt nếu trẻ đã vào tuổi thiếu niên, nó sẽ giúp trẻ biết cách làm thế nào để trở thành một bậc phụ huynh tốt một ngày nào đó. Khi con bạn hiểu, chúng sẽ biết bạn hoàn toàn đúng khi nói "Không", trẻ cũng sẽ học được cách cảm thấy thoải mái hơn khi nghe thấy từ này.

Theo: www.scottcounseling.com
Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lầm tai hại khi nuôi dạy con (24/12)
 Bí quyết để con có cách cư xử tuyệt vời (24/12)
 Phải làm gì trước khi đi mua sắm cùng với trẻ? (23/12)
 Cùng bé gửi thư cho Ông già Noel (23/12)
 Giúp bé 'giã từ' vũ khí (23/12)
 Kỷ luật tích cực (22/12)
 Rèn luyện kỹ năng cho bé 4 tuổi (22/12)
 Tạo bất ngờ cho bé với món quà Noel (22/12)
 Để trẻ thêm yêu mẹ (18/12)
 Dạy trẻ làm việc tốt (18/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i