Mang thai và sinh đẻ
   Nhận biết thai máy
 

 

Nhiều bà mẹ thấy rất hạnh phúc khi cảm nhận được cử động của bé ở trong bụng. Dấu hiệu này chứng tỏ, bé phát triển bình thường và muốn sớm được 'bước ra' thế giới bên ngoài.

 

 

Thời điểm xuất hiện thai máy

- Tuần thứ 16 của thai kỳ: Bạn có thể cảm nhận những cử động khe khẽ trong bụng mình. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự khởi động của bé.

- Tuần thứ 20: Lúc này, bạn thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.

-Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 giờ đồng hồ. Thậm chí, với những bé "hiếu động" số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.

Những nhầm lẫn có thể xảy ra: Nhiều bà mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa sự chuyển động của bé với sự sôi bụng khi bạn đói, đầy hơi hoặc các hoạt động nội tạng khác.

Thông thường, đến cuối quý II của thai kỳ, sự hoạt động của bé sẽ mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Lúc này, bạn dễ dàng nhận biết được những cú "xoay", "hích" hay "thục" của bé vào thành bụng. Thậm chí, ngay cả lúc đang ngủ, chồng bạn cũng dễ dàng cảm nhận được những cú "đá" của bé khi hai vợ chồng nằm sát nhau.

Thời gian hoạt động

Bé thường chuyển động vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày, tùy vào lúc bé thức hoặc ngủ. Buổi tối là thời điểm bé hoạt động mạnh mẽ hơn cả (khoảng 21h đêm và 1 giờ sáng là lúc bé thích "đạp" bạn nhất).

Theo dõi thai máy

Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé. Các bác sĩ cho rằng, rất khó đề ra tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy có bình thường hay không. Tuy nhiên, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động.

Bạn có thể tham khảo cách thức theo dõi thai máy như sau: Đếm số lần đạp của bé vào một giờ cố định mỗi ngày. Có thể vào buổi tối, lúc bạn rảnh rỗi và thoải mái. Càng ngày, bé càng đạp nhiều, tuy nhiên, nếu đôi khi bé đạp ít đi thì điều đó hoàn toàn bình thường vì có thể bé đang ngủ.

Những dấu hiệu nên đi khám

Nếu số lần thai máy bạn đếm được càng ngày càng giảm đi (trong khoảng mấy ngày đến một tuần) bạn nên lưu ý và đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bé bị thiếu oxy.

Khi có biểu hiện bất thường, cử động của bé ít đi kèm theo những dấu hiệu khác như, xuất hiện những cơn đau bụng, âm đạo chảy một chút máu... bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ (tình trạng này xuất hiện vào quý III của thai kỳ, có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non).

 Theo Camnanggiadinh

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngôi thai bất thường (20/11)
 Quá trình phát triển của thai nhi và sự biến đổi ở cơ thể mẹ. (18/11)
 Cần siêu âm phát hiện dị tật khi thai 12 tuần. (18/11)
 Độc tố, dinh dưỡng - nguyên nhân chính gây dị dạng thai nhi (18/11)
 Nhiễm CMV ít gây sẩy thai sớm (17/11)
 Ngủ ngon khi mang thai (15/11)
 Viêm họng ở bà bầu (14/11)
 Tại sao lại đẻ non? (14/11)
 Độ đậm đặc của tinh dịch quyết định giới tính thai nhi (13/11)
 10 dấu hiệu khi vừa thụ thai (13/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i