Bạn có chắc chắn những con vật cưng sẽ an toàn khi ở bên con bạn không?
Nhiều quy tắc về trẻ và những con vật cưng trông có vẻ đơn giản nhưng những sai lầm mắc phải lại rất hay xảy ra. Sau đây là những hướng dẫn để có sự thân thiện an toàn và mạnh khoẻ:
1. Đừng quên đưa con vật cưng đi bác sỹ thú y để kiểm tra đầy đủ: Nên nhớ rằng một con vật cưng mạnh khoẻ là một con vật cưng an toàn. Bạn có thể tiêm ngừa và tẩy ký sinh trùng cho chúng. Chải chuốt, chà móng và tắm rửa thường xuyên là những ý tưởng tốt.
2. Đừng giả thiết rằng bạn có thể bỏ qua những sự đề phòng an toàn bình thường: Không thể vì những con vật cưng có tiếng tốt là “ lợi ích với trẻ con” không có nghĩa rằng những sự đề phòng có thể được lờ đi. Một sự huấn luyện thú nuôi và tính cách của nó quan trọng hơn danh tiếng của nó.
3. Đừng cho con vật cưng của các bạn đến những chuyến thăm viếng: Mọi sự xáo trộn gây ra bằng việc đến thăm ông bà, bạn bè, và những người khác có thể kích thích quá mức con vật cưng, mà lần lượt có thể làm cho nó bị hốt hoảng lúc gần đứa trẻ. Giữ bình tĩnh và kiểm soát mọi sự tiếp xúc giữa con vật cưng và trẻ.
4. Đừng cho phép con vật cưng và đứa trẻ ngủ trong cùng phòng: Bạn cần phải thường xuyên giám sát trẻ với con vật cưng.
5. Đừng cho phép con vật cưng ở trên giường trong khi bạn đang giữ trẻ: Điều này khiến những con chó thấy to lớn và cao hơn với đứa trẻ và có thể nảy ý định gây hấn.
6. Đừng cho rằng một cái bịt mõm sẽ giải quyết mọi vấn đề an toàn của bạn. Tuy con chó của các bạn không thể cắn trong khi bị bịt mõm, nhưng nó có thể cào cấu trẻ bằng móng vuốt của nó.
7. Đừng cố tạo một mối quan hệ bắt buộc giữa con vật cưng của các bạn và đứa trẻ. Nếu chúng thích lờ đi lẫn nhau, đó là điều tốt..
8. Đừng quên chuẩn bị và xem xét khi bạn có con thú cưng thứ 2. Dù mọi thứ vẫn ổn trong thời gian đầu, con vật cưng của các bạn sẽ già hơn, bị viêm khớp hay ốm. Và bạn sẽ có ít thời gian hơn với nó, điều đó có thể làm cho nó trở nên bất bình.
Thanh Hoa mamnon.com
www.parents.com