Tự tin là yếu tố rất cần cho sự phát triển tính cách của trẻ nhỏ. Nhưng tại sao bé yêu của bạn lại ngày càng rụt rè và mất tự tin trước đám đông? Hãy cũng aFamily lý giải nguyên nhân
Không phải trẻ nào khi sinh ra đã mất tự tin, nhiều khi người lớn lại không nhận ra điều đó, không biết là con trẻ đang mất tự tin ở chính mình. Những biểu hiện mất tự tin ở trẻ, mà bố mẹ hay lầm tưởng là con mình đang không nghe lời. Nghĩ là đơn giản nhưng không phải vậy, điều này rất quan trọng đối với con trẻ trong việc phát triển tính cách của trẻ khi trưởng thành.
Trong thời gian đi học tại lớp mầm non thực hành tại K.A, do bé Hà biếng ăn thường xuyên nên việc các cô giáo rất vất vả trong việc cho Hà ăn. Để cho bé ăn hết khẩu phần của mình các cô đã dùng nhiều hình thức để “doạ nạt” cho bé phải sợ mà ăn như: nhốt vào nhà kho, doạ lấy kéo cắt tai, rồi la mắng….mặc dù làm như vậy các bé sẽ ăn thế nhưng nhiều lần như vậy, về nhà bố mẹ cũng thường lấy cố giáo ra để doạ cho con sợ mà phải ăn, chỉ nhắc đến cô giáo là Hà đã cảm giác thấy hoảng sợ. Điều này đã làm cho bé bị tổn thương làm tổn hại tới lòng tự tin của trẻ.
“Lòng tự tin được hiểu như một trạng thái cảm xúc mà ở đó một cá nhân cảm thấy bản thân họ là một người có giá trị, cảm thấy tự hào và tin tưởng vào chính bản thân họ. Từ đó người có lòng tự tin thường cảm thấy thoải mái và mạnh mẽ trong các mối quan hệ với người khác, sẵn sàng thể hiện những sự khác biệt của chính họ trong cả hành vi lẫn nhận thức, và tự thân có thể đưa ra được các quyết định quan trọng và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những hệ quả từ các quyết định đó.
Lòng tự tin được hình thành cùng với tiến trình hình thành nhân cách của con người nên nó có tính chất liên tục, tiếp diễn và hệ thống. Cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng lòng tự tin cho con cái thông qua các cách thức thể hiện, lối ứng xử, tình yêu thương, sự tôn trọng và khích lệ…” - Trích bài biên dịch của Ngô Minh Uy - Chuyên gia tâm lý.
Không những trong chuyện ăn uống của các trẻ, cả trong học tập một số bố mẹ đã vô tình gây áp lực lên con trẻ. Việc quát tháo ầm ỹ khi con không làm được bài hay làm sai bài.
Chị Loan tâm sự: “Chị cũng biết việc quát và doạ đánh con trong lúc dậy con học là điều không tốt, thế nhưng lại không thể kiềm chế được cảm xúc khi con làm bài chưa tốt, lúc đó con có cảm giác sợ sệt…”
Chính cách thể hiện cảm xúc của mình là không kiềm chế được của chị Loan đã làm cho con mất hết tự tin, luôn nghĩ rằng mình không thể thực hiện được yêu cầu của việc học hành. Chỉ cần biết thay đổi cách thể hiện cho con biết đang làm sai và hướng dẫn con nhẹ nhàng thực hiện cách làm đúng cũng là việc thể hiện tôn trọng con trẻ, không làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.
Trong học tập cũng như trong sinh hoạt, việc khuyến khích trẻ làm khác đi khi mắc lỗi, rút ra bài học khi làm sai, khi trẻ có trách nhiệm và biết được trách nhiệm của mình về việc đó sẽ giúp chúng củng cố được lòng tự tin cùng với sự hình thành nhân cách của trẻ, điều này có được với vai trò to lớn của bố mẹ.
Theo aFamily