Vui chơi cùng trẻ
   Hướng dẫn trẻ vui chơi
 


Đối với trẻ trên 3 tuổi, vui chơi có nghĩa là học hỏi. Một số hoạt động vui chơi là phương thức quan trọng để nhận thức và tìm hiểu thế giới của trẻ, nhưng cũng không thể phủ nhận là, một số "trò chơi" hoàn toàn không mang ý nghĩa giáo dục.

Vậy, khi đó trẻ sẽ không được phép chơi đùa? Không phải vậy, bởi chơi đùa là nhu cầu tự nhiên và quyền lợi không thể thiếu của trẻ. Có thể một số bậc cha mẹ sẽ lo nghĩ là: Nói vậy chẳng phải là không có cách gì để quan lý trẻ hay sao? Trẻ thích chơi gì thì chơi? Tất nhiên là không phải như vậy. Trước khi trẻ đến tuổi vị thành niên, cha mẹ là người giám hộ pháp lý của trẻ, có nghĩa giáo vụ giáo dục và uốn nắn một số hành vi của trẻ. Trong phương diện chơi đùa, trách nhiệm chủ yếu của cha mẹ không phải là hạn chế và quản lý mà nên hướng dẫn và giúp đỡ trẻ trong việc "chơi", cho trẻ vui chơi thoải mái, vui vẻ, chơi đùa một cách có ý nghĩa.

Cụ thể:

Vui chơi cùng trẻ. Khi bạn thực sự chấp nhận khái niệm "vui chơi là quyền lợi của trẻ nhỏ", bạn sẽ có thể vui chơi cùng trẻ. Chơi trò vuốt ve; trò trốn tièm, nghịch cát, xếp hình... cùng trẻ. Trong lúc chơi đùa không nên giáo huấn trẻ, không nên lúc nào cũng nghĩ đến việc đưa thêm nội dung kiến thức vào trò chơi cho trẻ, mà chơi chỉ là chơi. Bạn cũng không được chê trẻ dốt, "đến chơi cũng không biết cách chơi". Nếu nhìn nhận việc chơi đùa của trẻ bằng ánh mắt quá khắt khe chứng tỏ các bạn chưa thực sự coi đấy là quyền lợi của trẻ.

Giúp đỡ trẻ trong hoạt động vui chơi. Dù thế nào, trẻ vẫn cần được cha mẹ giúp đỡ. Khi vui chơi cùng trẻ, bạn có thể giúp đỡ trẻ, giúp trẻ hinhg thành nên thái độ đối với sự thắng thua, về lòng tự tin, cẩn thận, kiên trì.

Chơi đùa cùng các bạn ở ngoài. Có thể cha mẹ không có nhiều thời gian nhưng trẻ cần được ra ngoài tiếp xúc với nhiều bạn bè và thế giới rộng lớn bên ngoài, bởi vậy cha mẹ cần thường xuyên khuyến khích trẻ ra ngoài vui chơi với các bạn khác. Khi chơi, trẻ không chỉ thư giãn, nâng cao năng lực trí tuệ mà còn học được cách giao tiếp với người khác, cách xử lý những vấn đề bất ngờ phát sinh.

Định ra một vài nguyên tắc vui chơi cho trẻ. Trao quyền vui chơi cho trẻ không có nghĩa là cha mẹ không quan tâm đến nội dung trò chơi và cách chơi của trẻ bạn có thể nói chuyện với trẻ, cho trẻ biết về nỗi lo lắng cảu bản thân, cho trẻ biết thế giới bên ngoài là như thế nào, có thể chơi những trò gì, không nên chơi những trò gì và tuyệt đối không được phép chơi gì. Cho trẻ biết cần phải tuân theo đúng quy định của cha mẹ.

Nếu muốn hướng dẫn và tìm hiểu việc chơi đùa của trẻ, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện với trẻ về hứng thú và sở thích của con.

Theo Thegioidochoi

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những trò chơi bổ ích cho trẻ 3 tuổi. (6/10)
 Vai trò của trò chơi với trẻ em. (1/10)
 Đồ chơi cơ bản là đồ chơi tốt nhất. (30/9)
 Trò chơi phát triển trí thông minh cho bé (29/9)
 Những trò chơi vui với bé (28/9)
 Hay chơi cũng tốt (26/9)
 Trò chơi giúp bé phân biệt màu sắc. (25/9)
 Các trò chơi với bé 0-6 tháng tuổi (23/9)
 10 Game đừng bao giờ cho trẻ em chơi (22/9)
 Cùng đi dạo với con (19/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i