Mang thai và sinh đẻ
   Sinh mổ chủ động: nên hay không?
 


Một xu hướng đang phổ biến hiện nay là có nhiều cặp vợ chồng chủ động sinh con bằng hình thức mổ. 

Nếu như trước đây, việc sinh mổ chỉ diễn ra đối với những trường hợp khó sinh như: thai ngược, cạn nước ối... thì bây giờ, cho dù có khả năng đẻ thường nhưng nhiều gia đình vẫn quyết định mổ! BS Ngô Xuân Minh - Trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.

Nên sinh mổ khi nào?

Hiện nay nhiều gia đình vì duy tâm, mà quyết định sinh mổ vì nghĩ rằng nếu đứa trẻ ra đời vào ngày tốt, giờ tốt thì sẽ gặp may mắn trong cuộc sống sau này. Sinh mổ chủ động là lấy thai nhi khi chưa có chuyển dạ, cho nên khi có những tình trạng bệnh lý của mẹ hay thai nhi cần phải chấm dứt ngay thì nên sinh mổ chủ động. Ví dụ như mẹ bị cao huyết áp do thai kỳ nặng, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hoặc là thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi. Cho nên, khi sinh mổ chủ động nhất thiết cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nhiều gia đình không hiểu hết tác hại của việc sinh mổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con sau này.

Những bất lợi khi sinh mổ chủ động

Đối với người mẹ, khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản,...) Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau khi mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhiều hơn và lâu hơn, thời gian phục hồi sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn. Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột. Có những ảnh hưởng không thể nhìn thấy, đó là sức khỏe cùng với độ tuổi lớn dần, người mẹ sẽ cảm thấy yếu hơn, mệt mỏi hơn.

Đối với trẻ, nếu sinh mổ chủ động khi chưa đủ tháng, trẻ có khả năng bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant, chất rất cần cho hoạt động của phổi, giúp phổi giãn nở tốt, hay bị hội chứng phổi ướt. Ngoài ra, nếu non tháng, trẻ cũng dễ bị hạ thân nhiệt, xuất huyết não, vàng da, nhiễm trùng huyết...

Vì thế, trừ những trường hợp bất khả kháng, các bệnh viện sẽ yêu cầu phải mổ để bảo đảm an toàn cho cả hai mẹ con. Cho nên, các bà mẹ chỉ nên sinh mổ chủ động khi có chỉ định của bác sĩ, không nên sinh mổ chủ động vì lý do khác như muốn chọn ngày giờ tốt, sợ đau đẻ...


Theo Mẹ & Con

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 Nguyên tố cần thiết cho đôi mắt trẻ. (20/8)
 Không nên ăn khoai tây khi mang thai! (19/8)
 'Cẩm nang' cho bà bầu khi vào hè (3/7)
 Giữ dáng sau "vượt cạn" (3/7)
 Những chuyển đổi trong cơ thể thai phụ trong ba tháng đầu. (1/7)
 Mang thai trong ngày đèn đỏ: Tại sao? (1/7)
 Tuổi nào sinh là tốt nhất? (26/5)
 Hội chứng nhiễm rượu bào thai (26/5)
 Mẹ ăn cá con thông minh. (6/5)
 Chuẩn bị một thai kỳ hoàn hảo (2/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i