Cảm xúc mầm non
   Bệnh thành tích
 
Có một chuyện xảy ra với Chíp cũng đã khá lâu rồi nhưng mà nghĩ lại vẫn rất bức xúc.
Tháng 4 vừa rồi là đợt thi Giáo viên giỏi của các cấp học. Cô giáo của lớp Chíp thế nào mà lại lọt vào đến vòng thi thành phố. Các đợt thi cấp trường, cấp phòng, cấp quận thì có lần vào đợt rét đậm, có lần vào đợt Chíp nghỉ ốm nên mẹ không biết. Nhưng đến khi vào vòng thành phố thì mẹ "thấm" quá cơ.

Đầu tiên là vì trường của Chíp ở dưới cấp làng nên lâu lắm chả có cô nào vào được đến vòng thi thành phố cả, vì thế khi có cô lọt vào được là cả trường phải bò ra để chuẩn bị cho cô này. Vì thế, lớp của Chíp với khoảng trên 45 cháu chỉ còn 1 cô trông (bình thường là 3 cô cơ), các lớp bên cạnh cũng chịu vạ lây như vậy.

Đúng đợt đó, sáng thứ 2 như thường lệ mẹ chuẩn bị cho Chíp đi học, thấy mẹ thay quần áo cho mình, Chíp hỏi mẹ ơi mình đi đâu đấy, khi thấy mẹ bảo đi học thì con òa khóc luôn (điều này chưa bao giờ xảy ra với Chíp cả). Sau 1 hồi dỗ dành và tìm hiểu nguyên nhân mà con k nói, mẹ chỉ giải thích và vẫn đưa con đi học. Đến lớp hỏi cô mới biết nguyên nhân, nhưng mẹ vẫn đưa Chíp vào lớp và gọi điện dặn bà đón Chíp sớm hơn. Chiều về mẹ mới hỏi chuyện của mấy người nữa (là bố mẹ của các bạn học cùng lớp con) và xâu chuỗi lại các sự việc thì hóa ra nó là thế này.

Vì lớp của Chíp đông mà trong quy định thì lớp mẫu giáo bé chỉ được có 30-35 cháu thôi, vì thế các bạn mà thuộc diện "ngòai tiêu chuẩn" sẽ được chuyển sang 1 lớp khác để cho các bạn trong "chuẩn" được học. Mà các bạn "ngòai tiêu chuẩn" bao gồm những bạn: béo quá, thấp quá, còi quá và bạn hay nghỉ học. Chíp của mẹ lại đạt 2 trong 4 tiêu chuẩn (còi và hay nghỉ học) nên được xếp sang nhóm "tạm bợ". Các bạn đạt chuẩn được mang lên hội trường để "luyện thành gà nòi", các bạn còn lại thì chỉ ở trong lớp và tự hát, tự chơi, tự đánh nhau thôi. Thế nên qua gần 1 tuần đi học, Chíp chỉ hát được có mỗi 1 câu trong 1 bài hát và cứ hát đi hát lại câu đó khi về nhà. Thảm hơn cả là mỗi chiều đón con về thì bà nội cũng k chịu nổi vì thấy cháu nhếch nhác, bẩn thỉu. Về đến nhà sau khi cho uống 1 cốc sữa là nàng ta chén thêm 1-2 lát bánh mì nữa (chuyện không tưởng vì mọi lần chỉ tính theo đơn vị "cắn" thôi)

Nói thật là mẹ thất vọng vô cùng vì mẹ nghĩ là mẹ đã đầu tư rất nhiều thời gian cũng như công sức cho việc dạy dỗ con, và mẹ luôn khuyến khích các cô hợp tác cùng. Vậy mà giữa lời nói và hành động khác nhau quá nhiều. Mẹ luôn giải thích tốt về các cô và môi trường ở lớp học. Nhưng những gì mà các cô đối xử với con thì lại hoàn tòan ngược lại. Có lẽ vì thế mà con mới phản đối khi thấy mẹ đưa đi học. Thậm chí là bây giờ con còn không hề hào hứng khi đi học nữa.

Sau đợt đó, mẹ phải lấy lại tinh thần cho con. Sáng nào cũng gọi con cùng dậy, âu yếm nhau rồi đi rửa mặt, làm vệ sinh, đi ăn sáng cùng nhau, rồi nói chuyện, rồi đưa con vào lớp, nói chuyện với cô, hỏi thăm chuyện linh tinh để có thời gian quan sát con v.v... Kết quả với con thì chưa rõ rệt nhưng kết quả với mẹ thì rõ lắm cơ. Sáng nào cũng sớm nhất là 8h 10 còn không thì 8h40 mẹ mới có mặt ở CQ.

Mẹ phải làm sao đây? Chuyện liên quan đến căn bệnh của giáo dục thì hiện tại chưa thể thay đổi được, các cô thì càng không hợp tác để thay đổi được (vì các cô cũng chỉ là người làm công ăn lương thôi mà) và người cần phải thay đổi chính là mẹ, mẹ sẽ phải làm gì đây?

Blog của Hải Trà
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Bệnh thành tích bao giờ mới hết.
Ngày gửi: 8/12/2008 9:49:14 PM

Mẹ Chíp viết hay quá, tế nhị quá, mình là cô giáo MN mà thấy thấm thía ghê, mình cũng chẳng yêu căn bệnh này đâu ( bệnh mà- ai yêu được).Nhưng khó chữa lắm, vì vậy, là giáo viên giỏi nhiều năm, mấy năm gần đây mình không thi nữa...thế là...mình chẳng có thành tích gì cả, chỉ là cô giáo giỏi trong lòng các bé và phụ huynh thôi mẹ Chíp ạ.


guest
Mình không đồng quan điểm đó
Ngày gửi: 8/13/2008 7:18:36 PM


Bởi vì sao? vì mẹ chíp chỉ muốn con mình được các cô quan tâm,và dậy bảo. Nhưng mẹ chíp có hiểu ko nếu ko là giáo viên giỏi,ko là người giáo viên có năng lực thì làm sao giúp các bé đi học ngoan và hiểu biết.Còn Chíp thì lại là người hay nghỉ học vậy thì làm sao có kiến thức để giúp cô giáo đang ngày đêm vất vả để dự thi. Mẹ chíp thì có thể trò chuyện cùng cô giáo như vậy (8h-8h30),nhưng những phụ huynh khác họ cũng làm việc hành chính, là giáo viên cấp I, cấp II,III...cũng phải lên lớp giảng bài đúng giờ thì làm sao có thời gian mà ngồi tiếp chuyện với cô giáo như mẹ chíp đây. ở đâu cũng vậy! có những học sinh rất bướng và nhõng nhẽo,lại hay ị đùn dầm tè .. vậy những lúc ấy vân là ai, cho nên mẹ chíp đã đánh giá sai về các cô MN rồi.chúng tôi làm việc rất vất vả nhưng chúng tôi cũng có được hưởng gì đâu, ngoài đồng lương hợp đồng.còn đi dạy học chẳng lẽ mình lại không phấn đấu cho bằng ban bè sao, người ta dạy giỏ đựoc là giáo viên giỏi mà mình lại chẳng là gì,thua thiệt lắm chứ,nên mong tất cả những ai hiểu lầm về các cô giáo MN hàng ngày làm việc chăm sóc nuôi dưỡng các cháu một cách mệt mỏi và vất vả một sự thông cảm và đồng tình ủng hộ. và mong nhà nước hãy quan tâm tới các cô Mn như chúng tôi hơn.



guest

Bệnh thành tích vẫn đang hiện hữu
Ngày gửi: 8/14/2008 11:13:54 PM

Mình công tác tại một ngôi trường nổi tiếng hàng chục năm nay, các cô giáo thường được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo khi sau khi có những thành tích nhất định. Để phấn đấu học sinh đã "phối hợp" cùng cô như thế nào, cô rèn luyện trò ra sao để được một tiết dạy giỏi đạt cấp thành phố...chúng tôi chứng kiến hết. Có những chuyện mà mẹ Chíp không thể biết hết được, các cháu gà nòi kia chưa chắc đã được gì hơn Chíp. Bệnh thành tích là căn bệnh phổ biến, hãy dũng cảm nhìn nhận nó các bạn giáo viên ạ.


guest
Làm sao để xóa bệnh thành tích?
Ngày gửi: 8/19/2008 10:57:58 PM


Câu hỏi mình đặt ra quả là khó có câu trả lời, bởi nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các cấp lãnh đạo. Tại sao cứ phải kiểm tra 1 tiết dạy giỏi, là đánh giá cô giáo đó giỏi? Làm sao đánh giá được đúng, chuẩn chỉ qua 1 tiết học. Theo tôi, để đánh giá đúng nhất cô giáo đó có "giỏi" không thì xin mời các cấp lãnh đạo trò chuyện, tìm hiểu phụ huynh, học sinh lớp đó. Điều này phản ánh rõ nét nhất chất lượng dạy dỗ của cô giáo đó. Như vậy, mới có thể đi sâu vào thực tế, mà bỏ qua hình thức phù phiếm. Mặc dù ngành GD hô vang khẩu hiệu "chống bệnh thành tích" nhưng đó có lẽ vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy tờ mà chưa thể hiện tích cực trong thực tế. Vì chạy đua theo những thành tích đó, nên mới dẫn đến những sơ suất trong việc chăm sóc giáo dục như trường hợp của bé Chíp. Tóm lại, muốn xóa được bệnh thành tích thì phải chữa trị những người bị nặng nhất đã (đó là các sếp) thì mới mong có sự tiến triển tốt đẹp được.



guest

Thái độ và niềm tin
Ngày gửi: 8/20/2008 9:07:28 PM

Muốn chống bệnh thành tích thì phải thay đổi thái độ, ý thức con người. Đặc biệt nền giáo dục của ta phải đổi mới nhiều mới mong có hi vọng.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẫu giáo cũng biết… “yêu” (6/8)
 Lá thư tình của cha (2/8)
 Mẹ xinh hay xấu nhỉ? (31/7)
 Đừng ép bố con tớ ăn (30/7)
 'Hòa bình lập lại' nhờ cây kem (29/7)
 Cuộc sống trong tầm tay bạn. (28/7)
 Quà tặng kỳ diệu cho gia đình (24/7)
 Cô giáo dạy hè. (24/7)
 'Cuộc chiến' tâm lý giữa mẹ và con (23/7)
 Bị cô giáo 'chăn' (22/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i