Mang thai và sinh đẻ
   Các biến cố thường gặp khi chuyển dạ
 
Các cuộc sinh thường diễn ra suôn sẻ với sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ có thể gặp một số biến cố không lường trước như băng huyết, sa dây rau, kiệt sức... đòi hỏi người đỡ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con. Băng huyết Xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân là rách toác đường sinh dục. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn vì gây đau và choáng toàn thân nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Chẩn đoán không khó vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu được xử trí cầm máu ngay lập tức thì ít nguy hiểm nhưng nếu để chậm (chậm chẩn đoán hoặc chậm xử trí), tình trạng sản phụ nặng lên rất nhanh, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều. Những người đã sinh con nhiều lần hoặc đã có tiền sử chảy máu nặng, người trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu hoặc đã có sẹo ở tử cung do mổ... dễ bị tai biến này. Sa dây rau Thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết lớn sẽ hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang. Sa dây rau là một cấp cứu tức thời khi thai còn sống. Sản phụ phải lập tức nằm chổng mông (kể cả khi chuyển đi mổ hoặc nằm trên ô tô chuyển tuyến) để ngôi thai không đè vào dây rau. Nếu cứ để sản phụ nằm ngửa trên cáng, nguy cơ thai chết sẽ cao hơn. Người hộ sinh cần có gạc ấm thấm nước, đặt trong âm đạo để không cho dây rau thụt xuống. Vỡ ối non và vỡ ối sớm Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ. Vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết. Về bản chất, vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh. Cả bà mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non và sớm cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm bằng đẻ chỉ huy hoặc phẫu thuật, không để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và con. Đau và kiệt sức khi chuyển dạ Vào cuối thời kỳ thai nghén, tử cung đã co bóp nhưng không đau, chỉ làm cho cứng bụng mà thôi. Khi chuyển dạ, cơn co tử cung mạnh lên nhiều lần và gây đau. Các cơn co tăng dần cả về áp lực lẫn tần số, nhất là lúc rặn đẻ. Nếu được hiểu biết từ trước về sinh lý chuyển dạ và có những hỗ trợ chu đáo về tâm lý, sản phụ sẽ ít đau, thậm chí không đau. Cơn co tử cung làm sản phụ tốn nhiều năng lượng (nhiều hơn lao động nặng nhọc) và toát nhiều mồ hôi. Do vậy, cần cung cấp đủ nước và năng lượng trong khi chuyển dạ. Thiếu nước, năng lượng, thiếu hỗ trợ về tâm lý, tình trạng cô đơn... sẽ càng làm cho sản phụ đau nhiều hơn và kiệt sức nhanh hơn. Đau nhiều, thở dốc và kiệt sức làm cho nồng độ ôxy trong máu mẹ giảm, gây suy thai hoặc ngạt. Phương pháp giảm đau tốt nhất khi chuyển dạ là chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho các bà mẹ, thực hành hô hấp nhịp nhàng khi có cơn co, giữ đúng phong thái và vệ sinh ăn uống, cách nằm, cách đi lại, cách đứng khi đang chuyển dạ và cuối cùng là cách rặn đẻ, phối hợp nhịp thở với cơn co sao cho không bị thiếu ôxy trong máu. Sự chăm sóc ân cần chu đáo của cán bộ y tế cũng như sự động viên của thân nhân có tác dụng giảm đau nhất định. BS Ngọc Anh, Sức Khỏe & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Suy thai trong chuyển dạ (22/7)
 Tập yoga giảm sinh non (22/7)
 Để mẹ bé dễ chịu hơn khi mang thai (22/7)
 Không ăn thịt làm chậm phát triển thai nhi (22/7)
 Những biến đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai (22/7)
 Tuổi của bố mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái? (22/7)
 Phụ nữ có thai không cần ăn quá nhiều (22/7)
 Nhiễm khuẩn sau sinh dễ làm chết sản phụ (22/7)
 Dư âm của viên tránh thai (22/7)
 10 đặc thù sức khỏe phụ nữ (22/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i