Mang thai và sinh đẻ
   Suy thai trong chuyển dạ
 
Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ, có thể dẫn tới chết lưu. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, đần độn, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não. Trong chuyển dạ, tình trạng suy thai khi đã có những cơn co tử cung mạnh và đau sẽ làm cho tỷ lệ mổ đẻ và foóc xép tăng lên. Có nhiều nguyên nhân gây suy thai. Về phía mẹ, đó là các bệnh thiếu máu, suy tim, tăng hay tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp... Suy thai có thể do thai kém phát triển, dị dạng, già hoặc quá non tháng, sa dây rau, rau thắt nút, rau quấn cổ... Chuyển dạ kéo dài, cơn co quá mạnh hoặc kéo dài quá, tử cung co cứng; dùng thuốc tăng cơn co quá liều, nằm ngửa quá lâu (tử cung đè lên các mạch máu lớn ở bụng) cũng gây suy thai. Các dấu hiệu chính của suy thai là có phân su trong nước ối, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng; đây là dấu hiệu đặc biệt có giá trị. Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút, hoặc không đều. Cử động của thai hỗn loạn; lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng. Thai không cựa có thể là đã chết. Về điều trị, tùy nguyên nhân của tình trạng suy thai để xử lý thích hợp. Nếu có nguyên nhân rõ ràng như sa dây rốn, rau bong non, dọa vỡ tử cung... thì phải mổ lấy thai ngay. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, cho sản phụ nằm nghiêng trái và thở ôxy, tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu vỡ ối, phải khám ngay xem có sa dây rau không để tìm cách đẩy lên trong tư thế nằm - quỳ sấp. Nếu cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, sản phụ cũng phải ở tư thế này. Chèn âm đạo bằng gạc, tẩm huyết thanh ấm. Nếu để sản phụ nằm ngửa trên cáng trong ôtô cấp cứu đường xa và xóc thì sẽ làm tình thế trầm trọng hơn. Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6-8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp. Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai. BS Nguyễn Kim Dung, Sức Khỏe & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tập yoga giảm sinh non (22/7)
 Để mẹ bé dễ chịu hơn khi mang thai (22/7)
 Không ăn thịt làm chậm phát triển thai nhi (22/7)
 Những biến đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai (22/7)
 Tuổi của bố mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái? (22/7)
 Phụ nữ có thai không cần ăn quá nhiều (22/7)
 Nhiễm khuẩn sau sinh dễ làm chết sản phụ (22/7)
 Dư âm của viên tránh thai (22/7)
 10 đặc thù sức khỏe phụ nữ (22/7)
 Hậu quả của bệnh rubella đối với thai phụ (22/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i