Tâm lý
   “Mẹ ơi, tại sao...?”
 
Bước vào tuổi tò mò, bé có vô vàn câu hỏi khiến bạn đau đầu. Hãy học cách trả lời thông minh, khoa học trước những thắc mắc ngây thơ của bé nhé!

“Tại sao máy bay lại bay được?”
Ashay, 5 tuổi: “Bởi vì máy bay cũng có cánh giống như chim vậy. Nhưng, cánh của nó không vẫy được nên cần máy móc nâng lên”.

Trả lời bé thế nào?
Khái niệm về sự chênh lệch áp suất có lẽ rất phức tạp với tầm hiểu biết của một đứa trẻ mới lên 5, nhưng bé lại cảm nhận được sức mạnh của gió.

Nhắc cho bé biết máy bay sử dụng động cơ để biến đổi sức gió, chính những luồng gió phía trên, phía dưới cánh nâng đỡ và giữ cho máy bay bay lên.

Có thể dùng hành động giúp bé hiểu nguyên lý trên bằng cách ra ngoài trời cùng cảm nhận sức gió. Để bé yêu của bạn hướng mặt về những cơn gió, dang rộng hai cánh tay, lòng bàn tay hướng xuống, giống như một đôi cánh. Khi có một cơn gió mạnh thổi qua, hai cánh tay của bé sẽ tự động bị nhấc lên một chút.

“Tại sao con lại hắt xì?”
Jallesa, 4 tuổi: “Bởi vì mũi con bị ngứa”.

Trả lời bé thế nào?
Hắt xì giống như là mũi con bị ho vậy. Đấy là cách cơ thể con lọai bỏ vi trùng, bụi bẩn và những thứ nguy hiểm khác. Trong không khí chúng ta thở có đầy rẫy những chất như vậy. Con không thể nhìn thấy nhưng mũi con lại cảm nhận được. Khi mũi con không ổn, có một thông điệp được gửi lên não: “Báo động! Báo động! Có một vật lạ vừa xâm nhập”. Não sẽ buộc cơ bắp làm việc, con hít một hơi thật sâu và thế là chất xấu ấy bị đẩy ra ngoài bằng một cái hắt xì.

“Tại sao bầu trời lại màu xanh?”
Ruby, 4 tuổi: “Mẹ thiên nhiên đã tạo nên bầu trời màu xanh và bà ấy không muốn nó màu đỏ hay màu cam, vì con nghĩ bà ấy thực sự chỉ thích màu xanh thôi. Con chắc đấy là màu yêu thích nhất của bà ấy”.

Trả lời bé thế nào?
Tia nắng mặt trời bao gồm rất nhiều màu sắc khác nhau: màu đỏ, màu vàng, màu xanh… Khi ánh sáng từ mặt trời chiếu vào bề mặt trái đất, nó chuyển thành màu xanh. Vì vậy, hôm nào trời nắng, con sẽ thấy bầu trời rất xanh.

“Sao nước biển lại mặn?”
Sy, 4 tuổi: “Một cô bé đã đổ một cốc nước muối xuống biển, sau đó nước mặn chui vào miệng cá voi làm cho cá voi bị hắt xì”.

Trả lời bé thế nào?
Để diễn tả cơ chế bốc hơi của nước, đọng lại muối ở dưới, bạn hãy thử làm một thí nghiệm. Thêm một thìa muối vào cốc nước lọc, để ra ánh nắng mặt trời và quan sát xem điều gì sẽ xảy ra. Nước sẽ bốc hơi hết và để lại một lớp muối mỏng.

“Sao muỗi lại cắn con?”
Chlore, 6 tuổi: “Muỗi cắn con vì con gái thì cần máu để nuôi em bé trong bụng. Bạn Bord ở trường bảo với con thế đấy”.

Trả lời bé thế nào?
Giống như những con côn trùng khác, muỗi cũng đẻ trứng. Và nó cần rất nhiều năng lượng để tạo ra trứng. Một cô nàng muỗi sẽ luôn tìm kiếm những bữa ăn ngon lành và bổ dưỡng. Không may cho chúng ta, máu của các loài động vật, trong đó có con người, là thực đơn khoái khẩu của muỗi.

Theo Dân Trí
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm thế nào để buổi đi thăm vườn thú hiệu quả (17/7)
 Khi bé cắn bạn (17/7)
 Người cha chân chính (17/7)
 "Thuần phục" đứa trẻ bướng bỉnh (17/7)
 Giúp gì cho con khi bé vào lớp Một (16/7)
 Dạy trẻ sống tích cực và chủ động (16/7)
 Dạy trẻ đối mặt với nỗi sợ (16/7)
 Khuyến khích kỹ năng giao tiếp ở trẻ (16/7)
 Khi trẻ 5 tuổi biết yêu (15/7)
 Dạy bé sử dụng điện thoại (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i