Tâm lý
   Khi trẻ 5 tuổi biết yêu
 
Lớp học của mình trở nên nhốn nháo khi các cô cậu bé thi nhau nói “Cô ơi bạn Toàn hôn bạn Minh anh”, “cô ơi bạn Toàn nói yêu bạn Minh Anh”, “Cô ơi bạn Tuấn không yêu con nữa, bạn Tuấn không chơi chung với con”… Đến lúc này thì không biết là nên cười hay khóc nữa, đây cũng là điều bạn sẽ gặp phải thường xuyên trong suốt quãng đường dạy học của mình cũng như với con mình ở nhà.

Trẻ càng lớn thì nhu cầu khám phá, tìm hiểu càng phát triển và khả năng bắt chước càng bộc lộ rõ ràng, chỉ cần nhìn trẻ đóng vai trong khi chơi chúng ta có thể phát hiện được tính cách của những người sống xung quanh trẻ, những gì mà trẻ thấy, xem và nghe được. Có muôn vàn lí do để trẻ có thể nói từ “yêu” một cách dễ dàng – theo suy nghĩ của con nít – và làm những hành động mà người lớn cảm thấy không được phép.

Một vài khảo sát nhỏ với các bé 5 tuổi thì theo các bé “yêu” chỉ đơn giản là được chơi chung, ngồi gần với bạn mình thích, được bạn cùng chơi với những đồ chơi trong lớp, thường hay nói chuyện với nhau, bạn hay giúp mình khênh ghế về bàn, thi đua ăn nhanh trong giờ ăn, hay đơn giản là chia sẻ những cái bánh, cái kẹo mà bạn có được. Đối với bé gái bé hay nói “yêu” với những bé trai dễ thương, cao lớn, hay giúp đỡ bạn và hay được cô khen. Bé trai thường “yêu” một bạn gái xinh xắn, có một đặc điểm nổi bật như hát hay, vẽ giỏi, hoặc chỉ đơn thuần là bạn đó quá nhỏ và cần được bảo vệ.

Bé trai cũng như bé gái, nếu thích một bạn nào đó thì bạn sẽ thấy rằng trẻ hay nhắc đến tên bạn đó nhiều lần, đi đâu làm gì cũng thấy bé với bạn và luôn có tư tưởng lớn lên mình sẽ lấy bạn ấy làm vợ (chồng).

Việc người lớn làm cho trẻ hiểu về tình yêu lúc này quả thực rất phức tạp, không thể giải thích cho trẻ bằng những từ ngữ cao siêu và cũng như ra sức ngăn cấm, dọa nạt trẻ về những hành động bộc phát như trên. Điều tế nhị lúc này là làm cho trẻ hiểu tình yêu là gì, bộc lộ như thế nào mà thôi. “Con yêu bạn, thế con có yêu cô (yêu mẹ) không?” , tất nhiên là trẻ sẽ trả lời là “có”. Và thế là yêu bạn, yêu cô, yêu bố mẹ, ông bà đều tương đồng như nhau và không có gì là xấu cả. Nếu trẻ nói yêu một ai đó, hãy đồng ý với nhận xét của trẻ và hỏi trẻ vì sao trẻ yêu bạn, lúc này trẻ sẽ kể một loạt đức tính tốt của bạn mà trẻ thấy được. Nên chăng ta có thể tận dụng cơ hội này để có thể noi gương bạn cho trẻ học theo, tất nhiên trẻ sẽ đồng ý rất là nhanh chóng.

Cũng đừng bực bội với những hành vi không hay của trẻ vì trẻ lúc này cũng chỉ biết bắt chước mà thôi, trẻ thể hiện tình cảm giống như ba đối với mẹ, giống như trong phim. Đây cũng chính do một phần lỗi của chúng ta đã để trẻ gặp phải những tình huống đó. Không trừng phạt, không la mắng trẻ, chỉ cần hỏi trẻ “con thấy ai mới làm như vậy?”, trẻ sẽ trả lời ngay là “người lớn”, và giải thích cho trẻ hiểu người lớn bày tỏ sự thương yêu khác với trẻ nhỏ, trẻ đang nhỏ mà làm giống người lớn như vậy thì không hay, không đẹp, nếu thương yêu bạn thì trẻ chỉ cần nắm tay bạn là vui lắm rồi và làm như vậy thì bạn mới thích… Nói chung chỉ cần nói với trẻ những hành động đơn giản và dễ thương hoặc bằng những việc mà trẻ có thể giúp bạn để bày tỏ tình cảm yêu quý bạn thì trẻ sẽ nhớ rất nhiều và không còn lặp lại những hành động như trước nữa.

Trẻ nhỏ có những suy nghĩ riêng và không phải lúc nào ta cũng có thể áp đặt trẻ được, chỉ cần được giải thích rõ ràng và động viên mọi lúc thì trẻ sẽ “yêu” một cách đúng đắn mà ba mẹ không cần phải quá lo lắng về việc con mình có phát triển sớm hay không!

Thanh Hoa mamnon.com
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy bé sử dụng điện thoại (15/7)
 Khi con 'mê' điện tử (15/7)
 9 cách làm thay thế để không phải đánh trẻ (15/7)
 6 cách cho trẻ chơi ngoài trời mùa hè (14/7)
 Dạy con theo tâm lý trẻ (14/7)
 Dạy con "tự lập" (14/7)
 Những trò vui dạy bé học số (14/7)
 Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho bé (12/7)
 Trẻ em có thể phát triển cảm xúc từ lúc nào? (12/7)
 Biến con thành trẻ nhút nhát vì hay dọa (12/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i