Tâm lý
   9 cách làm thay thế để không phải đánh trẻ
 
Nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều bố mẹ không biết làm gì khác khi họ không muốn đánh trẻ. Theo nghiên cứu mới nhất cả tiến sĩ Murray Strauss, làm việc tại phòng nghiên cứu về lĩnh vực gia đình, ông xác nhận rằng nếu bạn đánh bé tức là bạn đã dạy bé sử dụng bạo lực khi giận và dạy bé dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Murray Strauss chỉ ra rằng những trẻ hay bị bố mẹ đánh thường không có lòng tự trọng, hay phiền muộn và chấp nhận một công việc có mức lương thấp khi trưởng thành. Do đó, dưới đây là 9 cách làm thay thế để tránh đánh bé.

1. Bình tĩnh
Đầu tiên, khi bạn muốn đánh hoặc bạt tai bé vì bạn cảm thấy giận và không tự chủ được, thì bạn nên tránh xa tình huống đó nếu có thể. Bình tĩnh và thư giãn. Trong khi thư giãn, bạn thường thay đổi thái độ và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đôi khi, bạn mất tự chủ bởi vì bạn phải chịu đựng quá nhiều căng thẳng. Khi bạn đang vội vàng chuẩn bị bữa tối, các con bạn đánh nhau, điện thoại reo, đúng lúc đó con bạn làm rơi hộp đậu, vậy là bạn mất tự chủ. Nếu bạn không thể tránh khỏi tình huống đó, thì bạn hãy thử đi tới đi lui và đếm từ 1 đến 10.

2. Tự chăm sóc bản thân
Nhiều cha mẹ thường đánh trẻ con khi họ không có thời gian dành cho họ, họ cảm thấy kiệt sức và vội vàng. Do đó, bạn hãy dành thời gian để tập thể dục, đọc sách, đi bộ,… đó là điều rất quan trọng.

3. Ân cần nhưng kiên quyết
Một tình huống khác khiến cha mẹ thường đánh trẻ con là khi con bạn không làm theo những yêu cầu lặp đi lặp lại của bạn. Cuối cùng bạn đánh trẻ để khiến bé hành động theo yêu cầu của bạn. Giải quyết tình huống này: Đến gần con bạn, nhìn thẳng vào mắt bé, nhẹ nhàng chạm vào người bé và ân cần nhưng kiên quyết nói với bé rằng bạn muốn bé làm việc gì đó như “Mẹ muốn con giữ trật tự.”

4. Đưa ra các lựa chọn
Cho con bạn lựa chọn, đó là phương pháp hiệu quả khiến bạn tránh đánh bé. Nếu bé đang nghịch thức ăn trên bàn, bạn có thể hỏi “Hoặc là con ngừng nghịch thức ăn hoặc là con phải rời bàn ăn” Nếu con bạn tiếp tục nghịch ngợm, bạn hãy ân cần nhưng kiên quyết nhấc bé khỏi bàn ăn. Sau đó nói với bé rằng bé có thể quay trở lại bàn ăn khi nào bé thật sự muốn ăn, và không nghịch thức ăn nữa.

5. Sử dụng các kết quả logic
Các kết quả liên quan logic tới hành vi của bé sẽ dạy bé học tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, nếu bạn đánh con bạn vì bé làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, thì bé sẽ học được điều gì qua tình huống này? Bé sẽ hiểu rằng đừng bao giờ lặp lại điều đó, những bé còn hiểu rằng bé phải giấu lỗi lầm của bé bằng cách đổ lỗi cho người khác, nói dối,…Bé có thể cho rằng bé là người tồi hoặc bé giận dữ và tìm cách trả thù cha mẹ vì họ đã đánh mình. Khi bạn đánh trẻ, bé có thể hành động theo yêu cầu của bạn nhưng do bé sợ lại bị bạn đánh. Tuy nhiên, bạn hãy tự hỏi mình liệu bạn muốn bé hành động do lo sợ bị đánh hay bạn muốn bé hành động bởi vì bé tôn trọng bạn?

Cũng với ví dụ trẻ đánh vỡ cửa kính nhà hàng xóm, nếu bạn ân cần nhưng kiên quyết nói với bé “Mẹ đã nhìn thấy con đánh vỡ cửa kính, vậy bây giờ con làm gì để sửa cửa kính đây?” thì trẻ sẽ quyết định cắt cỏ nhà hàng xóm và rửa xe của họ nhiều lần để trả chi phí làm vỡ cửa sổ. Qua đó bé sẽ hiểu rằng sai lầm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và bé có thể phạm sai lầm nhưng điều quan trọng là bé phải có trách nhiệm sửa chữa sai lầm đó. Do đó, bé sẽ không tập trung vào sai lầm nữa mà có trách nhiệm sửa chữa nó. Vì vậy, trẻ sẽ không giận dữ và không trả thù cha mẹ. Và điều quan trọng nhất là lòng tự trọng của con trẻ không bị huỷ hoại.

6. Bồi thường
Khi con bạn phá vỡ thoả thuận, cha mẹ thường muốn trừng phạt bé. Vì vậy, thay vì trừng phạt bé, bạn có thể để bé bồi thường. Bồi thường là một công việc mà con bạn phải làm khi trẻ phá vỡ thoả thuận để tự bé khôi phục lòng tin của người mà bé đã không giữ lời hứa. Ví dụ, một số cậu bé ngủ ở nhà một cậu bạn. Cha cậu bé yêu cầu mọi người không được ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm. Các cậu bé đã không tuân theo thoả thuận đó. Người cha rất giận và trừng phạt chúng bằng cách không cho chúng ngủ ở đây trong vòng 2 tháng. Cậu bé chủ nhà và bạn của cậu nổi giận, sưng sỉa mặt mày và không hợp tác. Người cha nhận ra mình đã làm điều gì. Ông xin lỗi vì đã trừng phạt chúng và nói rằng chúng đã phụ lòng tin của ông và thảo luận về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Sau đó, ông yêu cầu các cậu bé phải bồi thường. Bọn trẻ quyết định xẻ hộ người cha đống gỗ ở sân sau. Bọn trẻ trở nên thích thú và nhiệt tình với công việc và sau đó chúng giữ lời hứa vào những lần sau đó.

7. Tránh xung đột
Khi trẻ con hỗn xược với cha mẹ, bạn rất dễ nổi nóng và bạt tai bé. Trong tình huống này, tốt nhất là bạn nên tránh ngay lập tức. Đừng rời phòng trong tâm trạng bực tức hoặc thất bại. Mà bạn hãy bình tĩnh nói rằng “Mẹ sẽ đi sang phòng bên cạnh cho đến khi nào con ăn nói lịch sự hơn”.

8. Hành động ân cần và kiên quyết
Thay vì đập vào tay hoặc mông bé khi bé định lấy một thứ gì đó mà không hỏi ý kiến, bạn hãy ân cần và kiên quyết nhấc bé lên và mang bé sang phòng bên. Đưa đồ chơi hoặc một vật hấp dẫn bé và nói “Con sẽ chơi thứ đó khi nào con lớn”. Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian nếu như bé khăng khăng đòi.

9. Báo tin trước
Trẻ con thường nổi giận khi bạn không báo trước tình huống mới hoặc bé cảm thấy không có quyền hành. Thay vì yêu cầu con bạn phải ra về ngay lập tức, thì bạn hãy nói rằng 5 phút nữa bạn sẽ đi về. Điều này giúp bé nhanh chóng hoàn thành nốt trò chơi.

Giận dữ là một dạng bạo lực trong xã hội. Một dạng bạo lực tinh vi hơn là đánh bé bởi vì điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con bạn, khiến bé cụt hứng, nổi loạn và không hợp tác với bạn. Bạn cần biết cách hợp tác và giải quyết sáng tạo các vấn đề mà không cần sử dụng quyền lực và bạo lực.

Theo chametainang.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 cách cho trẻ chơi ngoài trời mùa hè (14/7)
 Dạy con theo tâm lý trẻ (14/7)
 Dạy con "tự lập" (14/7)
 Những trò vui dạy bé học số (14/7)
 Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho bé (12/7)
 Trẻ em có thể phát triển cảm xúc từ lúc nào? (12/7)
 Biến con thành trẻ nhút nhát vì hay dọa (12/7)
 Ra uy với trẻ 3 – 5 tuổi (10/7)
 Phát triển cảm xúc (10/7)
 10 cột mốc của bé (10/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i