Tâm lý
   Dạy con trai cách nào tốt nhất
 
Việc giáo dục nam tính cho con trai chưa bao giờ là việc đơn giản. Các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, ngay cả khi đứa trẻ còn nằm trong nôi, các bé trai đã có những đặc điểm tâm sinh lý rất khác với các bé gái. Điều quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ là người lớn phải hiểu và có phương pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng trẻ. Đồng thời, sự giáo dục cần phải đồng bộ giữa ba môi trường: gia đình - nhà trường và xã hội.

Trong con mắt của số đông chúng ta, đứa trẻ trai hay gái đều giống nhau: ngủ bú mẹ, làm bẩn tã lót, khóc xong chỉ cần quan sát và tiếp xúc thường xuyên với con trai, bạn sẽ thấy ngay đặc điểm “nam tính” của nó.

Các bé trai thường thích những trò chơi mang tính khám phá, mạo hiểm. Ảnh: T.X

Nằm trong nôi nhìn các đồ chơi treo xung quanh, bé trai thường luôn chuyển hướng chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác nhiều gấp đôi bé gái. Khi muốn cái gì chúng thường kiên quyết đòi bằng được. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng, cha mẹ cần phải nắm được tính cách của con mình ngay từ khi nó còn bé thơ, đặc biệt là con trai; không nên lo lắng trước tính cách cứng rắn như là “có tính nguyên tắc” của nó.

Bạn muốn con trai thành người đàn ông bản lĩnh hay ù lì?
Nếu muốn một đứa bé chỉ biết vâng lời, bạn chỉ việc bẻ gãy mọi ý muốn của nó, cứ lạm dụng uy quyền và sức mạnh của người lớn làm kiệt quệ tâm lý đứa bé đến mức nó sẽ đoán biết ngay cả khi bạn chưa nói ra. Nhưng xin bạn chớ quên là, một đứa bé như vậy sẽ dễ bị bắt nạt trong trường học và ở cơ quan của nó sau này! Liệu nó có trở thành người đàn ông bản lĩnh mà bạn mong muốn hay thành anh chàng ù lì “bảo sao nghe vậy”? các nghiên cứu cho thấy bản năng giống đực là những nhà thám hiểm. Một cuộc khảo sát được tiến hành như sau: người ta chia những con chuột đực còn non thành hai nhóm A, B. Nhóm A được khuyến khích tính tích cực tìm kiếm; nhóm B bị đặt vào điều kiện mà sự tìm kiếm là vô vọng. Sau một thời gian ngắn, lũ chuột nhóm A đã quen với nếp nghĩ là không có tình huống vô vọng, cần phải tích cực tìm kiếm. Còn những con nhóm B luôn nghĩ: “Này anh bạn, đừng uổng công, vô ích!”. Đến khi người ta tạo tình huống nguy hiểm cho cả hai trong một cái lồng chỉ có một lối thoát hiểm hơi khó tìm, lũ chuột nhóm A lùng sục tìm ra lối thoát, còn lũ nhóm B đành ngồi chờ chết mà chẳng có một chút cố gắng nào. Khi tiêm cho tất cả lũ chuột một chất độc ác tính, sau mấy ngày, chất độc kích phát, nhưng chỉ nhóm B chết còn nhóm A hầu hết đều hồi phục. Từ đó các nhà giáo dục hiện đại cho rằng, không nên trừng phạt các bé trai nghịch ngợm, phá đồ chơi. Vì phá hỏng là thiệt hại về vật chất theo cách nghĩ của người lớn - nhưng với đứa trẻ trai, đó là nó tiến hành cuộc tìm kiếm của mình. Nó muốn làm rõ: “Có cái gì trong bụng con gấu mà nó lại kêu được”? Các quan sát cũng cho thấy con trai thường có nhiều thắc mắc phải hỏi người lớn hơn con gái gấp hai lần và những câu hỏi của con trai thường khó trả lời hơn, nhất là đối với các bà mẹ. Chẳng hạn như: “Tại sao điện giật?”, “Tại sao có bão?”. Nói chung, người bố thường đọc báo, xem ti vi nhiều hơn mẹ gấp ba lần, còn người vợ làm nội trợ cũng nhiều hơn chồng gấp ba lần. Vì vậy nhiều câu hỏi của con trai chỉ có bố trả lời được, còn mẹ hay gắt lên “Hỏi lắm thế! Đi mà hỏi bố mày!”.

Người cha luôn là tấm gương
Muốn giáo dục con trai, tốt nhất là người cha nên cho nó cùng làm chung điều gì đó hoặc giao hẳn cho con một công việc với sự chỉ dẫn tường tận và chừa lại phần nào cho óc sáng tạo của nó. Điều tối kỵ là không quát tháo khi con làm hỏng. Người bố phải hiểu rằng, đứa bé không cố ý như thế, chỉ đơn thuần là nó chưa biết làm. Và nhất là đừng bao giờ đoạt lấy việc đã được bé bắt đầu chỉ bởi vì bố “vẩy tay” một cái là xong.

Những ông bố chớ quên rằng, họ cũng chính là tấm gương sáng để con trai soi vào. Chẳng hạn, để dạy con trai biết tôn trọng phái yếu, không xúc phạm bạn gái hoặc phụ nữ, trước tiên chính bố cần làm gương trong việc cư xử với người phụ nữ của đời mình. Tiếc rằng hiện nay vẫn tồn tại trong các trường mẫu giáo của chúng ta những bài tập có tác dụng phản lại việc giáo dục bình đẳng nam nữ. Người ta mang đến cho các cháu những bức tranh vẽ các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình và yêu cầu các cháu phân chia chúng thành hai nhóm đồ dùng của mẹ và đồ dùng của bố. Một lúc sau, các cháu mới chỉ 2-3 tuổi đã biết xếp riêng ra, đồ dùng “của mẹ” có chổi, máy giặt, bếp ga, bàn ủi, nồi cơm điện… còn đồ dùng “của bố” có ti vi, cần câu, máy vi tính, báo chí và cả cái đi văng để nằm chơi… Điều ngạc nhiên là, ngay cả các cháu trong những gia đình chỉ có mẹ mà không có bố cũng phân loại như thế. Vậy là, trong suy nghĩ của chúng, đàn ông không phải mó tay vào một việc nội trợ nào cả.

Trách nhiệm giáo dục con trai được đặt rất nặng lên vai các ông bố. Tiếc rằng, không ít ông bố lấy lý do là quá bận, không có thì giờ!

( Theo Báo Giáo Dục )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giảm "shock" cho trẻ khi có em bé (29/5)
 Mẹ ơi đừng đánh đòn con! (28/5)
 Đúng và sai: Khi nào trẻ nhận thức được? (28/5)
 Bé đeo mẹ (1 - 2 tuổi) (28/5)
 Chơi ngoan cưng nhé ! (27/5)
 Giúp trẻ học đọc (27/5)
 Hướng dẫn bé giao tiếp (27/5)
 "Nghệ thuật" thưởng - phạt với con cái (26/5)
 Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ (26/5)
 Những điều bé cần! (23/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i