Hãy cố gắng thuyết phục bé rằng quyết định của cô giáo không liên quan gì đến tình cảm riêng của cô dành cho bé.
Ảnh: sưu tầm
Theo các chuyên gia tâm lý thì khi nghe thấy bé nói: “Con không yêu cô giáo, con ghét cô lắm” chúng ta nên “dịch” thành: “Con không muốn đến trường, con muốn ở nhà.” Tất nhiên bé hoàn toàn có quyền yêu hay ghét một ai đó nhưng bạn nên giải thích cho bé hiểu rằng có thể ghét một người nào đó nhưng tuyệt đối không được làm cho ngươì ấy phiền lòng, bực mình.
Ý thức về sự công bằng...
Khi lên 7 tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về sự công bằng và cũng kể từ đó bạn sẽ được nghe những lời than phiền về trường lớp, thày cô kiểu như: “Con không yêu cô giáo đâu. Bức tranh con vẽ đẹp nhất vậy mà cô chỉ cho con điểm 8 và không được treo trong buổi triển lãm của trường”. Hãy giải thích cho bé hiểu về sự công bằng khi đánh giá về một con người. Việc này thật khó và ngay cả những người lớn như bố mẹ còn gặp phải sai lầm. Hãy cố gắng thuyết phục bé rằng quyết định của cô giáo không liên quan gì đến tình cảm riêng của cô dành cho bé. Khi thày cô giáo cho học sinh điểm kém họ có lý do chính đáng của họ. Điều đó không có nghĩa là thày cô không yêu bé. Chuyện bức tranh không được treo ở trường thì bé hãy mang về treo ở nhà để cả gia đình được chiêm ngưỡng tác phẩm của bé.
Ở những học sinh lớn hơn câu “con không thích thày giáo dạy vật lý” trong đa số các trường hợp chúng ta có thể hiểu rằng trẻ học đuối môn học đó và nhiệm vụ của cha mẹ là quân tâm hơn nữa đến việc học của bé, tạo điều kiện để bé học tốt hơn. Thường thì khi học kém hoặc không theo kịp trình độ chung của lớp sẽ khiến trẻ chán học, sợ học dẫn đến thù ghét môn học và thày cô dạy môn học đó.
Một phương pháp rất hữu hiệu giúp con học tốt là cha mẹ thường xuyên kể cho trẻ nghe những chuyện từ thời “nhất quỷ nhì ma” của mình. Qua đó truyền cho trẻ kinh nghiệm, những mẹo nhỏ và cả những lời răn dạy nữa. Các bạn cũng đừng quen rằng trước khi tròn 16-17 tuổi trẻ thường học “vì một ai đó, vì một cái gì đó”: vì cha mẹ, vì ông bà, vì phần thưởng...
Những lý do khác...
Bé không yêu cô giáo, bé không muốn đến trường đôi khi còn do những nguyên nhân khác như sức khỏe yếu, đau đớn ở đâu đó hoặc do quá sợ các hình phạt, những lời “mát mẻ” của thày cô giáo. Nếu không phải vì những lý do đã nêu thì có lẽ vấn đề nằm ở không khí của gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý thì những trẻ em sinh ra và lớn lên trong những gia đình hòa thuận, hạnh phúc thường không sợ đến trường và rất dễ hòa đồng với thày cô, bạn bè.
Theo Bibi.Vn