Xã hội
   Nỗi buồn ở một trường mầm non
 
 
Trường Mầm non Lương Thịnh - ảnh: Lê Phiên

Nhìn ngôi nhà tranh, tre, nứa lá và khoảng sân lầy lội, người ta dễ lầm tưởng đây là lán trại của một công trường nào đó. Nhưng không, đây chính là một ngôi trường mầm non...


Tôi đến trường Mầm non Lương Thịnh - nơi 73 đứa trẻ của khu Đồng Bằng, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang theo học - vào một ngày đông tháng giá, tiết trời miền núi Tây Bắc càng buốt giá hơn. Trong ngôi nhà mái cọ, phên nứa, cô giáo Đỗ Thị Bích Hảo đang miệt mài dạy đám trẻ làm quen với môn toán, thi thoảng cô lại ngừng dạy để kéo lại cái cổ áo hay buộc lại cái khăn cho học sinh đỡ lạnh. Cách một phên vách thưa, gian bên cạnh, cô giáo Đoàn Thị Luyến đóng hết các cánh cửa cho lớp đỡ gió nhưng không ăn thua vì gió không vào cửa chính thì cũng lùa qua ngạch, qua vách nứa...

Ái ngại về trường lớp tồi tàn, cô giáo Luyến phân trần: "Biết sao được anh, cái nhà tạm này cũng nhờ phụ huynh học sinh. Người cây gỗ, người cây tre, người bó cọ góp vào mà dựng lên cho các cháu đỡ mưa, đỡ nắng, còn gió thì chịu. Trước đây, lớp mẫu giáo này học ở nhà tôi, sau đó học sinh đông quá đành học nhờ ở hội trường thôn Đồng Bằng. Chuyển ra đấy tuy khang trang hơn nhưng cũng không duy trì được vì mỗi buổi họp thôn, sinh hoạt cộng đồng thì cả cô và trò đều nhớn nhác vì không có trường, có lớp".

Tôi dạo quanh trường Mầm non Lương Thịnh một vòng mà lòng thắt lại khi chứng kiến con em đồng bào dân tộc Dao, Tày và Kinh của 3 thôn đang phải học trong ngôi nhà nứa lá giữa đồng không mông quạnh. Nhà vệ sinh của cô và trò được làm bằng mấy tàu cọ không khác gì cái lều vịt. Sân trường không được đổ bê tông nên mỗi khi mưa phùn, gió bấc làm cho nó bị lầy lội. Sân bãi thế này chắc hẳn các cháu thôi luôn chuyện tập thể dục và các tiết học ngoài trời.

Đến giờ trưa, mỗi cháu một cặp lồng vào bữa chính. Trẻ thơ miền núi chịu khổ từ nhỏ mãi cũng quen, cơm và thức ăn được cha mẹ nấu từ sáng sớm đến giờ đã nguội ngắt, có cháu chỉ có cơm và một dúm muối lạc, vậy mà chúng ăn ngon lành. Các cô giáo cũng không khá gì hơn, người nắm xôi, người cái bánh cho qua bữa vì nhà trường không có bếp để tổ chức bữa ăn cho cô và trò. Sau bữa ăn, các cô lại lục đục vẩy nước ra nền nhà để quét cho đỡ bụi rồi trải chiếu cho các cháu ngủ. Các cô giáo cho biết, lớp học tạm bợ như thế, nhiều cháu con nhà nghèo, quần áo không đủ ấm nên đã bị cảm lạnh. Có hôm trời mưa, cô giáo đi gánh nước về trượt chân ngã, thùng xô lăn lông lốc, quần áo lấm bê bết. Các cô chỉ mong trường lớp trên cứng dưới bền cho đỡ lạnh, mong có cái giếng cho đỡ phải gồng gồng, gánh gánh thế này.

Ông Đỗ Xuân Hưng - Trưởng phòng Giáo dục huyện Trấn Yên cho biết: Lương Thịnh là xã rộng nhất của huyện Trấn Yên, từ đầu xã đến cuối xã dài gần 20 km, là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành giáo dục ở Lương Thịnh cũng đã nhận được nhiều sự đầu tư của Nhà nước như Chương trình 135, Chương trình "Xóa phòng học tạm" và cả Dự án SCJ của Chính phủ Nhật Bản. Nhưng như đã nói ở trên, xã Lương Thịnh quá rộng, huyện phải bố trí hàng chục điểm trường nên chưa xây dựng được hết. Khu Đồng Bằng là cơ sở chính, có số học sinh đông nhất, nhưng đại bộ phận bà con là người dân tộc thiểu số, lại rất nghèo nên cũng chỉ vận động làm được nhà tranh, tre, nứa lá. Tất nhiên, trường lớp như thế thì chất lượng dạy và học không thể nói là đảm bảo, chẳng hạn như việc duy trì chương trình học, duy trì sĩ số, thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng...

Rời trường Mầm non Lương Thịnh, tôi mang theo những ước ao của các cô giáo gắn bó với vùng cao nghèo khó. Họ không hề mong quyền lợi cho riêng mình, chỉ ước có cái tường xây kín gió cho trẻ đỡ lạnh, có cái sân gạch cho đỡ lầy lội, có cái giếng nước, cái bếp để nấu ăn cho trẻ... Còn bao nhiêu ngôi trường với những mong ước bình dị như thế?

( Theo Thanh Niên )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục mầm non ở Hàn Quốc: Khi người lớn cũng... đi nhà trẻ! (31/1)
 Những nguy cơ từ thuốc tránh thai (31/1)
 Trường Mầm non... trực tuyến (30/1)
 Một bé trai tử vong sau khi tiêm chủng (30/1)
 Lớp học không giáo án (30/1)
 Vụ bé trai 30 tháng tuổi tử vong: CQĐT đã triệu tập chủ cơ sở (30/1)
 Sáng kiến “đeo hoa” của giáo dục mầm non Lào Cai (29/1)
 CĐ Sư phạm mẫu giáo TƯ3 đã có điểm chuẩn (29/1)
 Sẽ xử lý nghiêm vụ ăn bớt ở trường mẫu giáo Chim Non (29/1)
 Trẻ mẫu giáo học thêm đến 7 giờ tối (28/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i