Xã hội
   Lớp học không giáo án
 
 
"Đây là quả xoài hay đu đủ nào?" - "A, quả đu đủ cô ơi..."

"Cô ơi, cô kể chuyện Bu Bu đón tết đi cô!". "Cô ơi, bạn Thiên Lý bẻ cây kìa"... Cô Trần Vy tất bật giữa những tiếng gọi rộn rã của học trò. Đó là một buổi học của lớp Hoàng Anh thuộc Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, TP.HCM.


"Lớp mình ơi, đến giờ học bài rồi đấy!", dường như chỉ có vài ánh mắt ngơ ngác để ý đến tiếng vỗ tay ra hiệu của cô Vy. Để thu hút sự chú ý của các trò nhỏ, cô Vy bắt nhịp một bài hát về xuân. "Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ…", lập tức học trò chạy ùa đến bên cô giáo, cùng vỗ tay và hát theo. Các em đều là trẻ thiểu năng.

Vui ơi là vui!...

Giáo án của mỗi cô giáo chỉ là trang vở ô li với những dòng gợi ý về những trò chơi phát triển kỹ năng cho trẻ. Ở đó có ghi chú những biểu hiện bất thường và sở thích riêng của từng học trò đặc biệt. Mỗi giờ kể chuyện, giờ đạo đức hay giờ đọc thơ, tập nhạc cũng dựa vào sở thích và trình độ tiếp thu của từng em.
Khác với các buổi học toán và tiếng Việt là học trò sẽ ngồi ngay ngắn tại bàn, với tiết học "Môi trường xung quanh" như hôm nay, cô Vy thường cho trẻ vận động và chơi trò chơi để trẻ tiếp thu hiệu quả hơn. "Có em còn nói chưa tròn tiếng hoặc chỉ ú ớ nhưng em nào cũng thích hát múa", cô Vy kể.

Dụng cụ học tập của tiết học hôm nay chỉ đơn giản là… một mâm ngũ quả và chậu mai vàng được trang trí bằng thật nhiều phong bao lì xì xanh đỏ. Cô Vy làm người điều khiển cho lớp học. Cô giấu một trái xoài sau lưng và đặt câu hỏi: "Có một trái mà cô Vy rất thích ăn, khi chín có màu vàng và có vị chua chua, ngọt ngọt. Đố các con biết trái gì?".

Một vài cánh tay giơ lên, giọng ngọng nghịu: "Cô ơi, trái xoài". Cô Vy nghiêng tai vờ như không nghe thấy. Cả lớp lao nhao: "Trái xoài! Trái xoài!…". Cả lớp cùng vỗ tay khi nhìn thấy trái xoài vàng ươm trên tay cô giáo… Cứ thế, cả cô và trò cùng háo hức chơi trò câu đố với dưa hấu, đu đủ, măng cụt cho đến khi mâm ngũ quả trên bàn đầy những trái. Vui ơi là vui!

Nơi gặp gỡ của tình yêu thương

Cuối mỗi buổi học về làm quen với vật thể và phân biệt màu sắc bao giờ cũng là phần trò chơi mà các em hào hứng tham gia nhất. Với những học sinh không tự đi được, cô giáo cho em chơi tại chỗ với sự hỗ trợ của các bạn khác. "Gió thổi, lá bay về phía tay trái!", lập tức "lá lớn" đẩy "lá nhỏ” trên chiếc xe lăn chạy ùa về phía cô giáo. Hoàng Phúc, cậu bé 5 tuổi có khuôn mặt tinh anh nhưng đôi chân bị teo nhỏ, vừa bò lại gần các bạn vừa reo vui: "Đội con thắng, con mừng quá, cô ơi cô!...".

Những trò chơi như "ai tinh mắt thế", "bé học làm nha sĩ”, "vượt lên chính mình" hay "nặn đất sét" đều là sản phẩm của những buổi họp nhóm giữa các cô chủ nhiệm. Tiêu chí cho chương trình học của lớp chỉ gói gọn trong hai chữ: linh hoạt, bởi rất khó áp dụng một trang giáo án cụ thể cho lớp học của những trẻ thiểu năng.

Cô Hồng Vân, một trong ba giáo viên chủ nhiệm lớp Hoàng Anh, tâm sự: "Lớp có 24 học sinh từ 5 - 12 tuổi, mỗi em một hoàn cảnh, bệnh tật và thể trạng khác nhau nên muốn phát triển kỹ năng cho từng em phải tốn rất nhiều thời gian. Sau mỗi giờ học thế này, dạy được cho các em thêm một kỹ năng nhỏ là niềm vui lớn nhất của các cô giáo ở đây".

Không có sự kiên nhẫn và không hết lòng yêu thương các em thì không thể gắn bó với những lớp học đặc biệt như Hoàng Anh, Vành Khuyên, Hải Yến, Bồ Câu Trắng… ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè. Cô Trần Vy đã có sáu năm gắn bó với lớp học cho biết: "Các em rất hồn nhiên. Có khi chỉ là cái nắm tay cũng làm mình ấm lòng. Đó cũng chính là điều giữ chân những giáo viên bộ môn giáo dục đặc biệt ở lại đây bên các em, dù công việc rất vất vả và nhiều khó khăn khi lớp học mà học sinh là trẻ thiểu năng…".

Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM) có chức năng nuôi dưỡng, phục hồi, huấn luyện vào đời cho trẻ bại não, chậm phát triển và thiểu năng tâm thần; tìm cách đưa trẻ hội nhập cộng đồng xã hội. Hiện trung tâm đang nuôi dạy hơn 500 em, mỗi lớp học đều mang tên của một loài chim như Hoàng Anh, Vành Khuyên, Hoàng Yến… với mong ước sẽ chắp cánh cho các em bước vào đời.

( Theo Tuổi Trẻ )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vụ bé trai 30 tháng tuổi tử vong: CQĐT đã triệu tập chủ cơ sở (30/1)
 Sáng kiến “đeo hoa” của giáo dục mầm non Lào Cai (29/1)
 CĐ Sư phạm mẫu giáo TƯ3 đã có điểm chuẩn (29/1)
 Sẽ xử lý nghiêm vụ ăn bớt ở trường mẫu giáo Chim Non (29/1)
 Trẻ mẫu giáo học thêm đến 7 giờ tối (28/1)
 Để trẻ “thoát” suy dinh dưỡng (28/1)
 Chuyện học của trẻ mầm non những ngày rét đậm (28/1)
 Trẻ 2-5 tuổi dễ mắc dị vật đường thở (28/1)
 Ba giải pháp chấn chỉnh nhóm trẻ gia đình (25/1)
 Chuyện học trong những ngày “đại hàn” (25/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i