Thanh tra Bộ Giáo dục thì đến hôm qua vẫn chưa biết vụ bé Trân vì chưa được báo cáo (dù công an đã khởi tố vụ án); Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm Non nói đó là chuyện của cơ sở. Còn Sở giáo dục thì nói chưa kiểm tra nên không chịu trách nhiệm.
Khi
trẻ nằm cấp cứu cả tuần và sắp chết mà người ta vẫn không xác định được
cơ quan nào chịu trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước. (Nhà Báo Đức Hiển).
Bé Bảo Trân tặng hoa cho cô giáo nhân ngày 20-11 vừa qua
(Cô giáo trong
ảnh không phải cô giáo đã dán miệng bé Trân.
Ảnh do gia đình bé Trân
cung cấp)
Lãnh đạo ngành giáo dục nói gì?
Hôm
qua (ngày 4-12), chúng tôi đã đem những câu hỏi dư luận đang đặt ra
xung quanh việc kiểm tra, cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ sở
mầm non tư thục với lãnh đạo ngành giáo dục.
Ông Trần Bá Giao, Phó chánh thanh tra, Bộ GD&;ĐT:
Hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm
Tôi
chưa nghe đến vụ việc cô giáo dán băng keo vào miệng trẻ ở TP.HCM vì
địa phương chưa báo cáo lên. Tuy nhiên, trong vụ việc này, cá nhân cô
giáo đó phải chịu mọi trách nhiệm về hành vi, tiêu chuẩn đạo đức để
được dạy dỗ trẻ. Hiện Bộ không quản lý việc cấp phép cho các thầy, cô
giáo mầm non mà chỉ yêu cầu tiêu chuẩn phải có chứng chỉ của lớp đào
tạo về nghiệp vụ sư phạm.
Đối
với trường hợp của cô giáo ở cơ sở Thiên Thơ, nếu mới học đến lớp 11,
chưa có bằng cấp mà vẫn được dạy trẻ là sai. Hiệu trưởng nhà trường
cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Nếu muốn trả lời đầy đủ
thì có thể liên hệ với Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non của Bộ, bà Lê Minh
Hà.
Bà Lê Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT:
Đây là chuyện của cơ sở
Bà
Hà cho biết vụ này xảy ra trong TP.HCM nên phải hỏi trực tiếp trong
thành phố. Bộ đã có chủ trương chỉ đạo ngay từ đầu năm học rất nghiêm
túc, đã có hướng dẫn cụ thể từng cơ sở. Liên quan đến quản lý chất
lượng đào tạo giáo dục của các cơ sở mầm non tư thục, bà Hà cho hay đã
có trong quy định về xã hội hóa. Giáo dục mầm non là bậc học không bắt
buộc, gia đình tự ý tham gia để gửi con em vào. “Chúng tôi chỉ có giáo
dục về chất lượng đào tạo chung của giáo viên ngay từ đầu năm. Cụ thể
như thế nào là do thẩm quyền từng địa phương....” - bà Hà nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT TPHCM:
Chưa kiểm tra nên không chịu trách nhiệm
Ngày
4-12, chúng tôi đã đến kiểm tra cơ sở Mầm non tư thục Thiên Thơ. Phát
hiện treo bảng hiệu mập mờ “Mầm non tư thục” gây ngộ nhận là trường mầm
non. Theo quy định về hoạt động “nhóm trẻ gia đình”, mỗi lớp học có từ
10 đến 11 trẻ thì phải có hai người đảm trách, trong đó một người nuôi
dạy đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm mầm non và một bảo mẫu tối thiểu
đã qua lớp bồi dưỡng (ba tháng). Trong vụ bé Trân, lớp cũng có hai cô
giáo đảm trách, trong đó cô Lê Vi là bảo mẫu nên không vi phạm quy định
giáo viên trong lớp. Cô Vi có thời gian làm việc tại nhóm, sau đó nghỉ
rồi quay lại nên chưa ký hợp đồng lao động, chưa đưa đi đào tạo nghiệp
vụ. Như vậy, chủ nhóm trẻ ở đây đã sử dụng người chưa qua nghiệp vụ
chuyên môn nên phải chịu trách nhiệm.
Theo
quy định cấp phép thì UBND phường 2 (quận Phú Nhuận) cấp phép cho nhóm
mầm non. Nếu phường làm đúng thì không chịu trách nhiệm. Còn về quản lý
của sở, nếu như sở mới đi kiểm tra mà không phát hiện thiếu sót, đến
nay xảy ra sự việc này thì sở sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng sở chưa kiểm
tra cơ sở này nên sở không chịu trách nhiệm.
Hàng
năm Sở đều có kế hoạch thanh tra toàn diện khoảng 1/5 trong tổng số
nhóm trẻ gia đình do Sở quản lý. Tuy nhiên, do số cơ sở này hiện quá
lớn (TP.HCM có 375 nhóm trẻ gia đình, nuôi dạy khoảng 40.000 cháu - PV)
nên trong một năm Sở chỉ đi kiểm tra được 4-5 quận, huyện. Riêng năm
2007, từ đầu năm đến nay chúng tôi đã đi thanh tra được ở các huyện Nhà
Bè, Cần Giờ. Còn quận Phú Nhuận thì năm nay không nằm trong kế hoạch
thanh tra.
Theo Báo Pháp Luật