Sức khoẻ
   Tắc ruột do thức ăn ở trẻ em
 
Tắc ruột do bã thức ăn là rối loạn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Giai đoạn đầu của bệnh thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Một số trường hợp điển hình về tắc ruột do thức ăn ở trẻ em Giữa năm 2003, khoa Cấp cứu BV. Nhi Ðồng 2 đã tiếp nhận bệnh nhi Lê Thanh Dũng, 3 tuổi ở Long An, vào viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và quặn từng cơn, không đi tiêu 4 ngày, bí tiểu hoàn toàn 1 ngày. Lúc mới vào viện, bác sĩ xác định em bị tắc ruột, bụng trướng to, bọng đái giãn to do bí tiểu, la khóc liên tục do đau bụng. Khi khám trực tràng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân là do hột xơ-ri gây tắc ruột và đã lấy ra được tới hơn 1/2kg hột sơ-ri. Sau khi thông trực tràng, em tiểu được và giảm đau bụng, chuyển khoa ngoại BV. Nhi Ðồng 2 để thụt tháo tiếp nhằm lấy hết số hột sơ-ri còn lại. Em xuất viện sau 2 ngày trong tình trạng ổn định. Ðây là ca thứ 2 tắc ruột do hột xơ-ri được nhận vào khoa Cấp cứu BV. Nhi Ðồng 2 năm 2003. Ca đầu tiên, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đi tiêu ra máu. Chẩn đoán tuyến trước: Viêm ruột hoại tử. Thăm khám trực tràng thấy hột sơ-ri rất nhiều và cứng trong trực tràng, phải tiến hành thụt tháo nhiều lần lấy ra, đồng thời điều trị kháng sinh do sang thương niêm mạc ruột. Chẩn đoán và xử trí Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dị vật đường tiêu hóa do bã thức ăn. Từ năm 1854, Richard Quain đã báo cáo một trường hợp đầu tiên bã thức ăn được phát hiện qua mổ tử thi. Ở nước ta, theo một nghiên cứu đã báo cáo tại Viện Nhi Hà Nội, trong 5 năm 1995-2000, có 93 ca nhập viện do dị vật là thức ăn. Trong đó các dị vật chủ yếu là hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách. Nếu tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, có thể sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi rất dữ dội nếu biến chứng tắc ruột hoặc thủng ruột, hoặc biến chứng nhẹ hơn là ăn kém hay bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột... Trẻ ở lứa tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hột, nếu cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã, chát, nhất là trái cây có nhiều hột nhỏ và cứng như sơ-ri, hồng xiêm... rất có thể sẽ gây biến chứng tắc đường tiêu hóa. Chẩn đoán sớm các trường hợp này thường khó do siêu âm bụng không thấy bã thức ăn, chụp X-quang bụng không sửa soạn cũng không thấy. Ðể phòng tai nạn xảy ra, các bậc cha mẹ nên kiểm soát thật kỹ khi cho các cháu nhỏ ăn những loại thức ăn nói trên. Nếu phát hiện sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiêu, cần đưa cháu đến khám ngay ở bệnh viện nhằm có thể phát hiện bệnh kịp thời. BS. PHẠM THỊ KIM LOAN (Trưởng khoa Cấp cứu BV. Nhi Ðồng 2) Tuổi trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Uống sữa không tốt cho trẻ bằng... tập thể dục (12/3)
 Khói bếp làm tăng tỉ lệ tử vọng ở trẻ em (11/3)
 Chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ (11/3)
 Rubella, bệnh hiếm gặp đã xuất hiện ở TPHCM (2/3)
 Ngộ độc sắn (khoai mì) dễ gây tử vong (28/2)
 Bệnh cận thị: Truyện tranh, trò chơi điện tử cũng là thủ phạm! (28/2)
 Coi chừng chó cắn bé trong nôi (24/2)
 Ba triệu chứng chính nhiễm cúm A/H5N1: Sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở (24/2)
 Phát hiện sớm chứng câm điếc ở trẻ nhỏ (22/2)
 Biện pháp nào phòng bệnh hô hấp cho trẻ? (21/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i